-->

Thời hạn từ khi thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa xét xử là bao lâu?

Thời hạn xét xử vụ án có thể được gia hạn nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan...

Hỏi: Tôi bị công ty sa thải trái pháp luật nên tôi khởi kiện và tòa án đã thụ lý vụ án. Tuy nhiên, đến nay đã 12 tháng, Tòa án vẫn chưa mở phiên tòa xét xử. Đề nghị Luật sư tư vấn, thời hạn để đưa vụ án ra xét xử là bao lâu theo quy định của pháp luật? (Vũ Phượng - Bắc Ninh)

c
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:

- Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
"1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng" (Điều 32).

- Thời hạn chuẩn bị xét xử:
“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật"(khoản 1 Điều 203).
4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng”(khoản 4 Điều 203).

Như vậy, theo quy định của pháp luật, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp về lao động là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 01 tháng.Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tóa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Do đó, thời hạn tối đa để tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp lao động là 05 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Vì vậy, có thể do tính chất phức tạp của vụ án hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan nên Tòa án chưa đưa vụ án của anh (chị) ra xét xử sau 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.