Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng...
Hỏi: Tôi có vay của bà H số tiền là 500 triệu đồng với số tiền lãi là 2000 VNĐ/ngày trong thời gian 2 năm từ 2011 đến hết năm 2012 và hàng tháng vẫn trả lãi đầy đủ. Khi vay tiền tôi có ghi tờ giấy nhận nợ viết bằng tay có chữ ký của tôi và bà H cùng với sổ đỏ mảnh đất và nhà của gia đình tôi tất cả đều chưa đem đi công chứng chỉ có tôi và bà H kí. Nhưng nay do làm ăn thua lỗ nên tôi chưa có tiền trả bà H theo thời gian 2 năm đã ghi trong giấy nợ. Nay bà H làm đơn kiện tôi nên tòa vì chưa trả được nợ nhưng tôi vẫn hứa với bà H là trả nợ trong vòng 3 năm nhưng bà H không chịu. Đề nghị luật sư tư vấn nếu đưa ra tòa thì gia đình tôi có bị mất nhà không vì sổ đỏ đi thế chấp chưa được công chứng. (Thanh Vân - Hà Nam)
- Về việc thế chấp tài sản để đảm bảo cho khoản vay:"Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất".( Điểm a Khoản 1 Điều 130 Luật đất đai 2003)
Theo thông tin anh/chị cung cấp thì hợp đồng thế chấp của hai bên chỉ lập văn bản có chữ ký của hai bên nhưng chưa làm thủ tục công chứng, chứng thực cũng như đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Như vậy, hợp đồng thế chấp của anh/chị chưa đúng theo quy định của pháp luật về mặt hình thức và chưa có hiệu lực pháp luật.
Với hợp đồng thế chấp mà anh/chị đã ký với bên cho vay chưa được công chứng, chứng thực thì bên cho vay chưa có căn cứ để yêu cầu anh/chị phải giao nhà, giao đất khi anh/chị không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
- Về nghĩa vụ vay tiền: Vì hai bên đã ký hợp đồng vay tiền nên anh/chị phải có nghĩa vụ trả nợ bằng tài sản của mình. Trường hợp này, khi phía bên cho vay khởi kiện ra tòa, bản án hoặc quyết định của Tòa án tuyên buộc người nợ tiền phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ mà anh/chị không tự nguyện hoàn trả và khi có đơn yêu cầu thi hành án thì anh/chị có thể bị cưỡng chế thi hành án. Cơ quan thi hành án sẽ áp dụng một trong các biện pháp như khấu trừ tiền trong tài khoản, trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; thu từ tiền hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; hoặc phát mại tài sản của người phải thi hành án để thu nợ.... Ngôi nhà của anh/chị cũng có thể được dùng để đảm bảo việc thi hành án.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận