-->

Thành viên góp vốn có quyền yêu cầu công ty mua lại vốn góp của mình?

Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về việc tổ chức lại công ty.

Hỏi:Thưa luật sư, Em muốn hỏi: A.B.C.D,E cùng góp vẫn thành lập công ty TNHH Bắc Hà, có trụ sở chính tạị Thành phố Bắc Giang. Ngày 15/10/2005 công ty Bắc Hà tiến hành cuộc họp hội đồng thành viên nhằm sáp nhập Bắc Hà với công ty TNHH Nam Đô.Thành viên C đã không nhất trí với quyết định của cuộc họp của hội đồng thành viên về việc sáp nhập đó. Tuy nhiên quyết định sáp nhập vẫn cứ được thông qua một cách hợp pháp, do dó thành viên C làm đơn yêu cầu công ty Bắc Hà mua lại phần vốn góp của mình. Đề nghị Luật sư tư vấn, thành viên C yêu cầu công ty Bắc Hà mua lại phần vốn góp của mình trong trường hợp trên có hợp pháp không? (Ngô Quốc Trung – Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Hà Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 43luật doanh nghiệp 2005.

“1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:

a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

b) Tổ chức lại công ty;

c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thoả thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

3. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên”.

Như vậy, việc thành viên C yêu cầu công ty Bắc Hà mua lại phần vốn góp của mình trong trường hợp này là đúng pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.