-->

Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?

Thương nhân nước ngoài lập chi nhánh tại Việt Nam được quy định tại Nghị định 72/2006/NĐ-CP; sửa đổi, bổ sung theo Khoản 2, Điều 2 Nghị định 120/2011/NĐ-CP, Phụ lục 1 – Thông tư 11/2006/TT-BTM

Hỏi: Luật sư có thể cho tôi biết điều kiện và thủ tục thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam không ạ? (Vũ Bình - Thái Bình)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thương nhân nước ngoài lập chi nhánh tại Việt Nam được quy định tại Nghị định 72/2006/NĐ-CP; sửa đổi, bổ sung theo Khoản 2, Điều 2 Nghị định 120/2011/NĐ-CP, Phụ lục 1 – Thông tư 11/2006/TT-BTM,như sau:

I. Điều kiện để thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

1) Là thương nhân được pháp luật nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;

2) Đã hoạt động không dưới 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.

II. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập Chi Nhánh:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Thương mại do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

2) Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu Chi nhánh;

3) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm;

4) Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.

5) Giấy ủy quyền của thương nhân nước ngoài cho người đứng đầu Chi Nhánh.

6) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân (nếu là người Việt Nam); bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi Nhánh

7) Bản sao hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở văn phòng Chi Nhánh

Các giấy tờ quy định tại điểm 3, 4 và5được lập bằng tiếng nước nơi thương nhân đăng ký và phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước sở tại chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

III. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép

Bộ Thương mại là cơ quan cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài. (Nay là Bộ công thương)

IV. Nội dung hoạt động của Chi nhánh

-Chi nhánh được tiến hành các hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập và phù hợp với quy định của pháp luật;

-Trường hợp Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì Chi nhánh chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định

-Điều kiện hoạt động kinh doanh là yêu cầu mà Chi nhánh phải có hoặc phải thực hiện khi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, được thể hiện bằng Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp địnhhoặc yêu cầu khác được quy định theo pháp luật về doanh nghiệp.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.