Điều 199 Bộ luật Hình sự quy định về tôi sử dụng trái phép chất ma túy.
Hỏi:Ngày 16/6/2016 em tôi bị cảnh sát bắt tại nhà nghỉ khi đang sử dụng ma túy đá. Khi kiểm tra em tôi và khám xét nhà thì không có ma túy đá, nhưng người bạn mà em tôi sử dụng cùng phòng thì trong người có 0.5 gram ma túy đá. Hiện em tôi đang bị tạm giữ tại thành phố nhưng theo tôi biết thì thời gian tạm giữ không được quá 3 ngày và được gia hạn 2 lần và mỗi lần không quá 3 ngày. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay em tôi vẫn chưa được thả và chúng tôi cũng không nhận được bất cử lệnh tạm giam em tôi. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư em tôi có bị phạt tù hay không và thời hạn phạt tù thì bao lâu. Trong thời gian điều tra tôi có thể bảo lãnh em tôi khỏi phòng tạm giữ được hay không? Em tôi là lần đầu phạm tội thì mức án có giảm nhẹ hay không? (Diễm My - Hà Nội)
Vì em bạn phạm tội lần đầu cho nên hành vi của em bạn chưa đủ để cấu thành tội "Sử dụng trái phép chất ma túy" được quy định tại Điều 199 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Nếu chỉ cónhững tình tiết bạn đề cập trong câu hỏi, bạn không cần lo lắng em bạn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, Cơ quan điều tra vẫn có quyền ra quyết định khởi tố vụ án nếu theo họ ở đây có yếu tố hình sự. Nếu họ khởi tố vụ án hình sự thì họ phải gửi quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can tới em bạn ngay.
Sau khi raquyếtđịnh khởi tố, nếumuốn tạm giam thì Thủ trưởng cơ quanđiều tra phải raquyếtđịnh tạm giam có sự phê duyệt của Viện kiểm sát cùng cấp. Vìở đâychưa có quyết định tạm giam cho nên em bạn chỉ bị tạm giữ theo quy định pháp luật. Thời hạn tạm giữ được quy định tại Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:
"1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam".
Tính tới thời điểm 27/7 là em bạn đã bị tạm giữ hơn 1 tháng, như vậy Cơ quan điều tra tạm giữ người trái với quy định pháp luật. Vì em bạn không bị tạm giammà đang bị tạm giữ trái với quy định pháp luật cho nên bạn khôngthể bảo lĩnh mà hãy viết đơn khiếu nại tới Thủ trưởng cơ quan điều tra yêu cầu thả em bạn theo đúng quy định pháp luật. Nếu không được chấp nhận bạn hãy viết đơn tố cáo với Viện kiểm sát hoặcCơ quan điều tra cấp trên.
Biện pháp bảo lĩnh quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:
"1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác".
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận