-->

Tại sao lại tổ chức tòa án theo đơn vị hành chính?

Việc phân chia theo cấp hành chính, để tiện cho người dân đi lại, trình bày quan điểm ý kiến của mình cũng như đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho mình; giúp các cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng trong việc thực hiện công việc, không mất nhiều thời gian và công sức...

Hỏi: Đề nghị Luật sư tư vấn, Hệ thống tòa án Việt Nam qua các bản hiến pháp đều được tổ chức theo cấp xét xử là đúng không ạ? và giúp em giải thích là vì sao? (Nguyễn Luận - Tp. Hồ Chí Minh)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hoàng Việt Dũng - Tổ tư vấn pháp luật hành chính của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Muốn tìm hiểu kỹ lưỡng về Tòa án nhân dân (TAND) theo chúng tôi, anh (chị) nên đọc thêm và chủ yếu ở Luật Tổ chức Tòa án nhân dân chứ không phải Hiến pháp. Hiến pháp chỉ là 'bộ luật' có giá trị pháp lý cao nhất, chung nhất chứ không chi tiết và đầy đủ như Luật Tổ chức TAND.

Theo đó thì các cấp TAND của Việt Nam chia theo cấp đơn vị hành chính chứ không chia theo cấp xét xử. Nghĩa là TAND ở Việt Nam có tòa cấp quận huyện, cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, cấp tối cao chứ không có toàn chuyên xử sơ thẩm, tòa chuyên xử phúc thẩm (ở Việt Nam hiện nay duy trì nguyên tắc 2 cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm).

Việc tại sao lại chia theo cấp hành chính mà không phải là cấp xét xử bởi như anh (chị) cũng thấy, lượng đơn yêu cầu gửi về Tòa án rất nhiều và không phải bản án nào cũng sẽ được xử phúc thẩm. Việc phân chia theo cấp hành chính thứ nhất để tiện cho người dân đi lại, trình bày quan điểm ý kiến của mình cũng như đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho mình; thứ hai chính là để cho các cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng trong việc thực hiện công việc, không mất nhiều thời gian và công sức cũng như dễ quản lý hơn bởi việc của địa phương nào thì địa phương đấy tự xử lý, khi mà dân thấy chưa thỏa đáng thì cơ quan có thẩm quyền cao hơn mới vào cuộc. Điều này tránh sự chồng chéo trong thẩm quyền cũng như sự đùn đẩy trách nhiệm từ cơ quan tiến hành tố tụng.

Không phân chia theo cấp xét xử bởi như đã nêu trên thì không phải vụ án nào cũng phải xử phúc thẩm. Nếu chia TAND theo cấp xét xử vô hình chung sẽ đặt nặng trách nhiệm cho tòa sơ thẩm hơn tòa phúc thẩm.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về câu hỏi của anh (chị) để anh (chị) tham khảo.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.