-->

Tài sản bảo đảm là quyền tài sản, một số vấn đề pháp lý cần lưu ý

Quyền tài sản được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đốỉ tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng mặt nước biển và các quyền tài sản khác.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, quy định của pháp luật về quyền tài sản

- Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015: "Quyền tài sản: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác."

- Điều 30 Luật Thủy sản năm 2003:"Quyền của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản"

- Quyền tài sản, bao gồm quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đốì vối giống cây trồng; quyền đòi nợ (khoản phải thu) phát sinh từ hợp đồng mua bán, cho thuê tài sản hoặc cung cấp dịch vụ; quyền được nhận số tiền bảo hiểm; quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp; quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng (như quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng dự án và các quyền tài sản khác liên quan đến nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở); Quyền khai thác tài nguyên; giá trị quyền sử dụng mặt nước biển được thuê: "3- Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã trả trước tiền thuê mặt nước biển ít nhất là 10 năm có các quyền sau đây: a- Thế chấp giá trị quyền sử dụng mặt nước biển được thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển được thuê trong thời hạn thuê tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật"; (Điểm a khoản 3 Điều 30 về “Quyền của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nưốc biển để nuôi trồng thuỷ sản”, Luật thuỷ sản năm 2003);quyền tài sản khác.

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối vối tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả (quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu); quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa); quyền sở hữu công nghiệp (quyền của tổ chức, cá nhân đối vối sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh); quyền đối vói giống cây trồng (quyền của tổ chức, cá nhân đối vổi giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu).

Thứ hai, các loại quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng

Một là, quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, hợp đồng thuê dài hạn bất động sản là đất biệt thự, đất phân lô, nhà ở, căn hộ tại các dự án khu đô thị;

Hai là, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán, thuê nhà thương mại, toà nhà, trung tâm thương mại, chợ;

Ba là, quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê bất động sản của người thứ ba (không ký kết trực tiếp giữa khách hàng vay vốn và chủ đầu tư);

Bốn là, quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê bất động sản của bên thế chấp ký với chủ đầu tư thứ cấp. Chủ đầu tư thứ cấp là chủ đầu tư cấp 2 hoặc chủ đầu tư các cấp tiếp theo tham gia đầu tư vào dự án đầu tư phát triển đô thị thông qua việc thuê, giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng thuộc dự án đầu tư phát triển đô thị để đầu tư xây dựng công trình.

Năm là, quyền tài sản phát sinh từ việc nhận tài sản là quyền đòi nợ

Việc nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ không nhất thiết phải có sự đồng ý của người có nghĩa vụ trả nợ, vì trách nhiệm về tài sản vẫn không thay đổi, mà chỉ thay đổi về địa chỉ trả nợ.

Cả ba Bộ luật dân sự năm 1995, 2005 và 2015 đều không quy định cụ thể áp dụng biện phốp bảo đảm nào đối với quyền tài sản. Nghị định số 165/1999/NĐ-CP là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định cụ thể về việc cầm cố các quyền tài sản2. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định về giao dịch bảo đảm là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định về việc thế chấp quyền đòi nợ.

Pháp luật về đầu tư cũng quy định, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) gồm: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO); hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT); hợp đồng xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO); hợp đồng xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ (BTL); hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT); hợp đồng kinh doanh - quản lý (O&M) và dự án ppp khác, ngoài việc được thế chấp tài sản, quyền sử dụng đất, còn được phép thế chấp “quyền kinh doanh công trình dự án tại bên cho vay” theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự.

Khác với tài sản là vật phụ và hoa lợi, lợi tức đã có quy định có thể cũng là tài sản bảo đảm kèm theo, một vấn đề không rõ là tiền lãi, tiền phạt phát sinh từ quyền đòi nợ có phải là tài sản bảo đảm không? Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận về việc các quyền này cũng là tài sản bảo đảm hoặc chuyển quyền thụ hưởng quyền lợi vật chất phát sinh từ quyền tài sản cho bên nhận thế chấp quyển tài sản thì nhiều khả năng sẽ được Toà án hoặc Trọng tài công nhận.

Nếu bên có nghĩa vụ không trả nợ thì xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ thế nào? Trong trường hợp này, khác với các tài sản khác, không thể thu giữ và phát mại được tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Nếu phát mại, thì chỉ có thể là bán khoản nợ được bảo đảm bằng quyền đòi nợ cho chủ nợ khác để tiếp tục thực hiện quyền đòi nợ.


Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected]