-->

So sánh nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý

Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý có những điểm giống và khác nhau cơ bản được quy định cụ thể trong Luật sở hữu trí tuệ 2005

Hỏi:Chào luật sư, hiện nay trên thị trường tôi thấy có rất nhiều nhãn hiệu kẹo dừa, phổ biến nhất là nhãn kẹo dừa Bến Tre, cùng với một vài nhãn hiệu khác nhưng không nổi tiếng bằng kẹo dừa Bến Tre. Sau thời gian tìm hiều thì em được biết “Kẹo dừa Bến Tre” đó là chỉ dẫn địa lý. Vậy luật sư cho tôi hỏi, điểm giống và khác nhau giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể là gì? (Mai Linh – Ninh Binh)



Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Quỳnh - Tổ tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1. Khái niệm

- Căn cứ khoản 17, Điều 4,Luật sở hữu trí tuệ 2005quy định: "Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó"

- Căn cứ khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”


2. So sánh nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý

a. Giống nhau:

- Đều chịu sự điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ 2005

- Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa

- Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể sử dụng bởi nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ.

- Các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịc vụ có sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý đều phải tuân theo những quy định chung về một số vấn đề như nguồn gốc xuất xứ, nguyên vật liệu, phương thức sản xuất, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo được sản phẩm được sản xuất cso chất lượng ổn định, giữ được danh tiếng cho nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý.

b. Khác nhau:

- Về chủ sở hữu:

Nhãn hiệu thập thể thuộc sở hữu của một tổ chức tập thể được thành lập có tư cách pháp nhân, chỉ dẫn địa lý thuộc quyến sở hữu của nhà nước

- Về dấu hiệu phân biệt:

Nhãn hiệu tập thể có thể chứa bất kỳ dấu hiệu nào được pháp luật cho phép để phân biệt hàng hóa, dịch vụ do thành viên của tổ chức tập thể sản xuất với hàng hóa, dịch vụ của những chủ thể khác không phải là thành viên của tổ chức. Ngược lại, chỉ dẫn địa lý bắt buộc phải chứa tên địa danh nơi sản phẩm mang chỉ dẫn được sản xuất

- Về mục đích sử dụng:

Chỉ dẫn đia lý chỉ được dùng để gắn lên các hàng hóa là đặc sản của một địa phương nhất định, trong khi nhãn hiệu tập thể có thể sử dụng để gắn lên các loại hàng hóa, dịch vụ khác như thẩm định giá tài chính, giám sát công trình, cho thuê kho bãi, vận chuyển lưu kho...

- Về nguồn gốc:

Đối với những nhãn hiệu tập thể không chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý, các cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu đó có thể tiến hành sản xuất kinh doanh ở các địa phương khác nhau nhưng vẫn phải tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Ngược lại, người được sử dụng chỉ dẫn địa lý chỉ là những cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất hàng hóa tại địa phương tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

- Về quyền của chủ sở hữu:

Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể có quyền chuyển nhượng quyền SHCN đối với nhãn hiệu tập thể cho các chủ thể khác. Trong khi đó, quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng cho các chủ thể khác.

- Về thời hạn bảo hộ:

Theo quy định của pháp luật, quyền SHCN đối với nhãn hiệu tập thể được bảo hộ lần đầu trong vòng 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm. Trong khi đó, quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ không xác địnhthời hạn ngay từ đầu.

Trên đây là những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn được lý.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.