-->

Rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo Bộ luật dân sự 2015 mà các bên có thể gặp phải là gì?

Về cơ bản pháp luật dân sự tôn trong sự thỏa thuận của các bên khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên khi các bên không có thoả thuận rõ thì vấn đề đó sẽ được tuân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Luật gia Đoàn Thị Bích - Tổ tư vấn pháp luật Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Về cơ bản pháp luật dân sự tôn trong sự thỏa thuận của các bên khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên khi các bên không có thoả thuận rõ thì vấn đề đó sẽ được tuân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Điều này làm các bên phải gánh chịu những rủi ro phát sinh ngoài ý muốncủa họ.


Hầu hết các bên giao dịch đều có thỏa thuận về điều kiện chất lượng của hàng hóa tuy nhiên do không đối chiếu với các quy định của pháp luật chuyên ngành với từng loại sản phẩm nên việc mô tả chất lượng hàng hóa của họ đều chưa phù hợp với pháp luật và ẩn chứa nhiều rủi ro tranh chấp. Tiêu chuẩn về chất lượng các bên nên thỏa thuận lập thành từng phụ lục riêng nêu rõ tên sản phẩm, thành phần, định lượng, cấu tạo, công dụng, ngày sản xuất, nơi sản xuất,...

2. Hủy bỏ hợp đồng do vi phạm điều kiện giao hàng

Trong trường hợp giao hàng thành nhiều lần, bên bán cần lưu ý nếu vi phạm giao hàng ở một lần nhất định thì bên mua có quyền hủy 1 phần hợp đồng có liên quan đến phần giao hàng bị vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được yêu cầu đó là hợp pháp.

Khi giao hàng dư ra so với hợp đồng, bên mua có thể nhận hàng hoặc không nhận phần hàng dư ra. Nếu bên mua không nhận phần hàng dư ra, bên bán sẽ phải chịu chi phí đưa hàng về.

Khi giao hàng thiếu số lượng, Bên bán phải giao tiếp cho đủ số lượng trong thời hạn bên mua cho phép. Ngoài ra bên bán có thể sẽ phải gánh chịu rủi ro lớn hơn khi bên mua hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu hành vi giao thiếu hàng của bên bán là vi phạm cơ bản.

Khi giao hàng không đồng bộ, bên bán phải giao lại toàn bộ số hàng đó cho phù hợp. Trường hợp bên bán đã nhận tiền hàng, bên bán phải trả tiền lãi cho số tiền đó đã nhận trong khoảng thời gian thay thế toàn bộ số hàng không đồng bộ, bồi thường nếu bên mua yêu cầu. Ngoài ra bên mua có thể hủy hợp đồng nếu bên bán giao hàng không đúng chủng loại, không đồng bộ nếu hành vi đó tạo thành sự vi phạm cơ bản.

3. Về vấn đề thanh toán

Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp các bên không thỏa thuận rõ giá và phương thức thanh toán thì được xác định như sau:

- Biến động về giá sẽ theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán

- Phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

4. Chuộc lại hàng đã bán

Bên bán có thể thỏa thuận chuộc lại hàng đã bán với bên mua nếu có nhu cầu chuộc lại. Về phương thức ,giá cả, thời gian chuộc lại được các bên thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng. Nếu trong hợp đồng chưa quy định rõ ràng thì Bộ luật dân sự 2015 xác định như sau:

- Thời hạn chuộc lại không quá 1 năm với động sản và không quá 5 năm với bất động sản.

- Trong thời hạn chuộc lại bên bán phải báo trước cho bên mua nhu cầu chuộc hàng của mình, bên mua không được bán cho bên thứ 3 và chịu trách nhiệm về mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa.

- Gía chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại.


Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.