-->

Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Luật hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người quy định cụ thể về hoạt động hiến, ghép mô và bộ phận trên cơ thể người, đồng thời ngăn ngừa những biến tướng, hành vi mua bán nội tạng người.

Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, hiến xác của mình sau khi chết; có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người và luật khác có liên quan Điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người được thực hiện phải phù hợp với mục đích nào?

Việc hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người phải vì mục đích chữa bệnh, thử nghiệm, nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. (Khoản 1, 2 Điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Cá nhân khi hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết thì cần bảo đảm điều kiện nào về năng lực chủ thể?

Cá nhân khi thực hiện quyền này phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trường hợp hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo thì nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, đối với những người thuộc diện bị nhiễm HIV, nghiện ma túy thì việc thực hiện quyền này của họ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật khác có liên quan (Điều 5, Điều 6 Luật hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người).

Người đã hiến mô, bộ phận cơ thể của mình thì nhận được những quyền lợi nào?

Người đã hiến mô, bộ phận cơ thể của mình nhận được những quyền lợi sau:

Đối với người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.

Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:

- Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;

- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

- Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;

- Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống được thực hiện như thế nào?

Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống được thực hiện như sau:

- Người có đủ điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình với cơ sở y tế.

- Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

- Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.

- Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế có thẩm quyền có trách nhiệm sau đây:

+ Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;

+ Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;

+ Báo cáo danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

- Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế nhận đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

Việc thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống được thực hiện như thế nào?

Việc thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống được thực hiện như sau:

- Đối với trường hợp muốn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống thì người đã đăng ký hiến gửi đơn đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ đến cơ sở y tế đã tiếp nhận đơn đăng ký hiến.

- Đối với cơ sở y tế đã tiếp nhận đơn đăng ký hiến phải có các trách nhiệm sau đây:

+ Tiếp nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống của người đã đăng ký hiến;

+ Trong thời gian hai ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người về việc thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

- Việc thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

Trường hợp cá nhân muốn hiến xác thì cần đảm bảo điều kiện nào về năng lực chủ thể?

Cá nhân muốn hiến xác phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có NLHVDS đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác (Điều 5 Luật hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người).

Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết được thực hiện như thế nào?

Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết được quy định như sau:

- Người có đủ điều kiện về hiến mô, bộ phận cơ thể người có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.

- Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

- Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.

- Sau khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế có thẩm quyền có trách nhiệm sau đây:

+ Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;

+ Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;

+ Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;

+ Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

- Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.