-->

Quy định của pháp luật về quyền được hưởng tài sản thừa kế sau khi Mẹ mất ?

tài sản thừa kế

Hỏi: Làm ơn cho tôi hỏi về quy định của pháp luật về vấn đề quyền được hưởng tài sản thừa kế sau khi Mẹ đã chết. Tôi rất mong nhận được thư tư vấn trong thời gian sớm nhất và tôi muốn đến văn phòng luật sư để được giúp đỡ tiếp Mẹ tôi đã chết năm 2010. gia đình tôi có 5 người con, 2 trai và 3 gái. Mẹ tôi chết và không để lại Di Chúc gì liên quan đến tài sản thừa kế.Sau khi Mẹ tôi chết được 1 năm thì Bố tôi đòi lấy vợ và chúng tôi không đồng ý vì người đàn bà mà Bố tôi muốn lấy đó không xứng đáng với gia đình chúng tôi. Chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm những người xứng đáng hơn, nhưng Bố tôi không đồng ý. Cuối cùng Bố tôi vẫn quyết tâm lấy người mà chúng tôi phản đối đó vào tháng 5 năm 2012 (có đăng ký kết hôn theo pháp luật).Trước và sau khi Bố tôi đã lấy vợ, chúng tôi có đòi quyền hưởng thừa kế tài sản của Mẹ tôi, nhưng Bố tôi không chia, không cho các con gì cả và có ý kéo dài thời gian….cho tới nay chúng tôi muốn đưa việc đòi phân chia tài sản thừa kế của Mẹ chúng tôi ra Tòa án để phân chia theo pháp luật, nhưng tôi chưa biết phải bắt đầu từ đâu.
Vậy làm ơn cho tôi hỏi mấy điều sau:
1. Bố Mẹ tôi gốc Hải Dương, nhưng Bố tôi là Công nhân viên chức nhà nước ở Hà Nội. Vì vậy, Hiện nay Bố tôi mang Hộ Khẩu Hà Nội. Cũng từ đó là Bố Mẹ tôi có sở hữu 1 ngôi nhà ở HN và 1 căn hộ Chung Cư ở HN. Còn ở Hải Dương có 1 ngôi nhà và 2 mảnh đất. Vậy chúng tôi phải đề nghị phân chia tài sản trên ở đâu? Tòa Án Hà Nội hay Tòa Án Hải Dương, hay ở cả 2 nơi theo vị trí của tài sản thừa kế đó? (* người đứng tên sở hữu tài sản trên có nơi mang tên Bố tôi và có nơi mang tên Mẹ tôi).
2. Ngoài số tài sản trên thì còn có Tiền Tiết Kiệm gửi nghân hàng (do Bố tôi cầm và gửi nghân hàng đứng tên Bố tôi), ngoài ra còn có đồ trang sức của Mẹ tôi để lại.
3. Theo quy định của pháp luật thì việc phân chia tài sản thừa kế trong trường hợp như gia đình tôi thì sẽ được phân chia như thế nào?
4. Theo tôi tìm hiểu thì tất cả tài sản sẽ được chia đôi, Bố tôi được hưởng ½ tổng số tài sản trên. Còn ½ phần của Mẹ tôi thì phải chia 6 phần cho 5 người con và Bố tôi cũng có quyền được hưởng 1 phần trong phần tài sản của Mẹ tôi đó. Có đúng là như vậy không? (Thanh Hải - Quảng Nam)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phân chia tài sản thừa kế

Điều 33Bộ luật tố tụng dân sư (BLTTDS) năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 vềthẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

"1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;...".

Khoản 1 điều 35: "Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản".

Theo đó, anh em bạn có quyền nộp đơn yêu cầu phân chia tài sản thừa kế cụ thể bạn có thể gửi đơn đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi gia đình bạn có đất, nhà ở Hà Nội hoặc Hải Dương để yêu cầu chia thừa kế. Tuy nhiên vì tải sản chia thừa kế ngoài bất động sản còn có các loại tài sản khác đó là sổ tiết kiệm ngân hàng và đồ trang sức của mẹ bạn nên tôi khuyến nghị bạn nên nộp đơn đến tòa án nhân dân cấp huyện tại Hà Nội nơi bố bạn đang sống.

Thứ hai, tài sản chia thừa kế

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014 tại điều 33 có quy định:

"1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung".

Theo đó, mặc dù bất động sản có nơi đứng tên bố bạn có nơi đứng tên mẹ bạn vầ sổ tiết kiệm đứng tên bố bạn nhưng nếu bố bạn hay các bạn không chứng minh được những tài sản đó là tài sản riêng của bố hay mẹ bạn được hình thành từ các nguồn như thừa kế riêng, tặng cho riêng hay được chia riêng cho bố mẹ bạn trong thời kì hôn nhân,... thì những tài sản đó được xem là tài sản chung của bố mẹ bạn. Khi mẹ bạn mất thì toàn bộ tài sản trên gồm nhà đất ở Hải Dương, nhà chung cư ở Hà Nội, sổ tiết kiệm ngân hàng và đồ trang sức của mẹ bạn được chia đôi một phần là của bố bạn một phần là của mẹ bạn được mang ra làm tài sản chia thừa kế.

Thứ ba, việc phân chia thừa kế

Ở đây mẹ bạn chết không để lại di chúc nên tài sản sẽ được chia theo pháp luật.

Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 về người thừa kế theo pháp luật:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau".

Theo đó, những người được hưởng thừa kế trong trường hợp này gồm có bố bạn và năm anh em bạn. Tài sản thừa kế được chia thành 6 phần mỗi người được hưởng một phần như nhau.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.