-->

Phòng vệ dùng tay chống đỡ làm một người bị thương thì có phạm tội không?

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm

Hỏi: Hôm đó tổ chức đám cưới của 1 người bạn ở khác địa phương, tôi và 2 người bạn tôi có đến dự, xong tiệc 3 chúng tôi bị 1 đám thanh niên ở địa phương vây đánh trong đó có khoảng 10 người và 1 người tôi đã quen, 2 người bạn tôi bị thương tích nặng.Tôi có nói với người tôi quen nhằm can ngăn sự việc, tôi bị 4 thanh niên lao vào tấn công trong lúc phòng bị tôi có đánh trúng 1 người, lúc đó tôi không dùng vĩ khí chỉ dùng tay chống đỡ, hôm sau có 1 người điện thoại đến xin lỗi chúng tôi, tôi được tin người đó đang bị chấn thương não đang điều trị chưa rõ mức độ nguy hiểm. Đề nghị luật sư tư vấn, tình huống đấy thì theo pháp luật tôi có tội hay không và hướng giải quyết. ( Phan Thành - Hưng Yên)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6218
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoa - tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 về "phòng vệ chính đáng" như sau:

"1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. 2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự".

Trong tình huống này, người cố ý đuổi theo, dùng hung khí tấn công người khác, người bị tấn công có hành vi chống cự lại nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình không bị coi là tội phạm khi sự chống trả nằm trong giới hạn của phòng vệ chính đáng. Hành vi phòng vệ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi vượt quá giới hạn của phóng vệ chính đáng. Vấn đề đặt ra ở đây là như thế nào thì được coi là vượt quá giới hạn cho phép? Điều này sẽ căn cứ vào phương tiện, công cụ và hậu quả mà hai bên gây ra cũng như mức độ của hành vi tấn công và khả năng của người phòng vệ.

Nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây thương tích thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng "quy định tại Điều 106 Bộ luật này:

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm".

Như vậy, Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tùy theo mức độ, tình trạng sức khỏe của người anh (chị) đã đánh trúng đang bị chấn thương não đang điều trị chưa rõ mức độ nguy hiểm mà trong trường hợp của anh (chị)thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị bồi thường về dân sự về hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng của anh (chị) khi có kết luận của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật .Tuy nhiên, vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự với người vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng vẫn có thể được giảm nhẹ khi căn cứ vào lỗi của nạn nhân khi anh (chị) bị 4 thanh niên lao vòa tất công; mục đích của hành vi chống trả chỉ nhằm phòng vệ; người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không còn thời gian để lựa chọn cách giải quyết khác.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.