-->

Phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp theo luật năm 2017

Phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp theo Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Doanh nghiệp năm 2017

Phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp theo Luật Sở hữu trí tuệ và Luật doanh nghiệp năm 2017 (mới nhất).

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, về khái niệm tên thương mại.

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doan (khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009).

Tên doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Theo đó, có thể hiểu tên doanh nghiệp là tên gọi của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là yếu tố phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, về chức năng tên thương mại.

Điểm tương đồng: Có chức năng phân biệt các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh (phần phân biệt trong tên thương mại và phần tên riêng trong tên doanh nghiệp), sử dụng cho tất cả hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh, được pháp luật bảo hộ đến khi nào doanh nghiệp còn duy trì hoạt động kinh doanh. Trong nhiều trường hợp hai loại tên này được sử dụng như nhau.

Tên thương mại được sử dụng nhằm mục đích thương mại, dùng để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

Tên doanh nghiệp, chức năng chủ yếu và quan trọng nhất của tên doanh nghiệp là để phân biệt chính xác doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh. Vì thế mỗi doanh nghiệp chỉ có một tên doanh nghiệp duy nhất được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thứ ba, về thành phần cấu tạo tên thương mại.

Tên thương mại là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được, bao gồm hai thành phần là thành phần mô tả và thành phần phân biệt. Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Điều kiện bảo hộ tên thương mại được quy định tại các Điều 76 đến Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009.

Đối với tên doanh nghiệp, quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014 thì tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Như vậy, có thể thấy, về thành phần cấu tạo, tên thương mại và tên doanh nghiệp khá giống nhau. Tuy nhiên, đối với tên thương mại không bắt buộc phải bao gồm loại hình doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần…) mà thành phần phân biệt của tên thương mại chỉ có vai trò phân biệt các lĩnh vực kinh doanh với nhau.

Thứ tư, về căn cứ xác lập tên thương mại.

Theo quy định của Luật Sở Hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009, căn cứ xác lập tên thương mại như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó” (điểm b, khoản 3 Điều 6).

Như vậy, nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về tên thương mại, tên thương mại sẽ được thừa nhận và tự động được bảo hộ sau một quá trình sử dụng hợp pháp rộng rãi. Khác với tên thương mại, tên doanh nghiệp được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hay nói cách khác tên doanh nghiệp phải được xác lập thông qua thủ tục đăng ký kinh doanh.

Thứ năm về phạm vi bảo hộ

Theo quy định của Luật Sở Hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 thì tên thương mại “không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” (khoản 2 Điều 78). Có nghĩa là, phạm vi bảo hộ của tên thương mại chỉ bao gồm lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Phạm vi bảo hộ của tên doanh nghiệp là trên cả nước. Có nghĩa là, khi một doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì tên doanh nghiệp đó sẽ được bảo hộ trên phạm vi cả nước. Rõ ràng, việc quy định về phạm vi bảo hộ đối với tên thương mại và tên doanh nghiệp đã có những điểm khác biệt. Tóm tắt qua bảng sau:

Tiêu chí

Tên thương mại

Tên doanh nghiệp

Khái niệm

Là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong kinh doanh

Là tên gọi dùng cho các doanh nghiệp

Chức năng

Nhằm mục đích thương mại, dùng để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh

Để phân biệt chính xác doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh

Cấu tạo

Tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được, bao gồm hai thành phần là thành phần mô tả và thành phần phân biệt

Phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Căn cứ xác lập

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó

Xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Phạm vi bảo hộ

Lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Trên cả nước.


Luật gia Phạm Văn Hùng - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng vì mục đích nghiên cứu khoa học, hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].