-->

Phân biệt giải thể doanh nghiệp với tạm ngừng kinh doanh

Công ty Luật TNHH Everest giới thiệu những điểm khác biệt giữa giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất
: Khái niệm giải thể doanh nghiệp và khái niệm tạm ngừng kinh doanh.

Giải thể doanh nghiệp được hiểu là quá trình dẫn đến sự chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp đó. Còn tạm ngừng kinh doanh được hiểu là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khoảng thời gian đó, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường.

Thứ hai: Tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp, trong khi đó giải thể doanh nghiệp có thể là quyền của doanh nghiệp nếu giải thể tự nguyện, nhưng nó cũng là giải thể bắt buộc nếu doanh nghiệp đó vi phạm pháp luật và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Thứ ba: Hậu quả pháp lý của giải thể doanh nghiệp với hậu quả của việc tạm ngừng kinh doanh.

Nếu như giải thể doanh nghiệp bao giờ cũng dẫn đến hậu quả pháp lý là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp thì tạm ngừng kinh doanh không làm chấm dứt hoàn toàn hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tạm ngừng kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định, hết thời hạn đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động bình thường.

Thứ tư: Trình tự, thủ tục pháp lý khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh thường nhanh chóng và đơn giản hơn so với trình tự, thủ tục pháp lý khi tiến hành giải thể doanh nghiệp.

Thứ năm: Ưu điểm của tạm ngừng kinh doanh: Khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể bớt đi nỗi lo về tiền lương cho người lao động, thuế, các khoản chi khác. Nhờ đó, doanh nghiệp tập trung được nhân lực và vật lực để giải quyết các khó khăn còn tồn đọng; tìm cách huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tái cơ cấu lại doanh nghiệp hoặc cũng có thể “án binh bất động” chờ đợi cơ hội mới tốt hơn. Một ưu điểm nổi bật của việc tạm ngừng kinh doanh là khi doanh nghiệp hoạt động trở lại bình thường thì thủ tục rất đơn giản, chẳng hạn nếu hết thời hạn tạm ngừng thì doanh nghiệp tự hoạt động trở lại còn nếu sớm hơn thời hạn tạm ngừng thì chỉ cần làm công văn thông báo. Ngược lại, nếu doanh nghiệp cảm thấy gánh nặng của doanh nghiệp quá lớn, không còn cơ hội cải thiện để thoát khỏi khủng hoảng thì nên chọn giải pháp giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].