-->

Phải làm gì để không chấp hành án và cũng không phải hoãn thi hành án

Người đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú hoặc quản chế nếu chưa chấp hành hình phạt thì có thể được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt theo quy định tại ...

Hỏi: Tôi bị Tòa án tuyên phạt 18 tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt chấp hành bản án. Khi bản án có hiệu lực thi hành, tôi có đơn xin hoãn chấp hành án và được Tòa án cho tôi hoãn chấp hành án nhiều lần vì lý do bị bệnh nặng (theo giám định của Trung tâm giám định pháp y thành phố).Từ khi bản án có hiệu lực đến nay đã được 6 năm, tôi phải làm gì để không chấp hành án và cũng không phải hoãn thi hành án? (Nguyễn Hương - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật hình sự và điểm a tiểu mục 7.1 Mục 7 ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt (Nghị quyết số 01/2007) thì anh thuộc trường hợp được hoàn chấp hành án.

Tại Khoản 1, Điều 268 quy định về Điều kiện để được giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt:
“Người đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú hoặc quản chế nếu chưa chấp hành hình phạt thì có thể được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 57 của Bộ luật hình sự”.

Điều 57 Bộ luật Hình sự quy định về Miễn chấp hành hình phạt như sau:“1. Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.2. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.3. Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt.4. Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.5. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại”.

Ngoài ra, tại NQ 01/2007/HĐTP có quy định chi tiết như sau:

“Người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.
- Lập công lớn là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn; có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
- Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp theo kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên thì người bị kết án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị.
b) Người bị kết án không còn nguy hiểm cho xã hội, được chứng minh bằng việc họ đã hoàn luơng, chăm chỉ làm ăn, tham gia các hoạt động xã hội... hoặc do họ mắc bệnh hiểm nghèo không còn hoạt động được...
c) Được Viện trưởng Viện kiểm sát đề nghị bằng văn bản cho miễn chấp hành toàn bộ hình phạt”.
Như vậy, nếu anh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 57 Bộ luật Hình sự thì anh sẽ được miễn chấp hành hình phạt.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.