-->

Nuôi nhiều chó, có bị cấm không?

Mỗi hộ gia đình chỉ nên nuôi 1 - 2 con chó để giữ nhà. Trong trường hợp nuôi nhiều (trên 05 con không kể chó mới sinh) phải có tờ trình về điều kiện nuôi và được cơ quan thú y địa phương xác nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.

Hỏi: Nhà tôi có nuôi mấy con chó chỉ nuôi nhốt trong nhà không có thả rông ngoài đường (chó nhà tôi đều có chích ngừa đầy đủ). Nhưng mà hàng xóm có khiếu nại với chính quyền là nhà tôi nuôi chó nhiều nên sủa quá ồn ào họ không ngủ được và không giữ gìn vệ sinh công cộng nên chính quyền có yêu cầu bán bớt chó đi. Trong khi hàng xóm đa số đều nuôi chó và chó họ có phóng uế ngoài đường và có sủa đêm nhưng không ai khiếu nại mà chỉ nói nhà tôi do nuôi chó nhiều. Đề nghị Luật sư tư vấn, nuôi chó nhiều bị cấm hay không? Mặc dù nhà tôi có vệ sinh nhưng vẫn có mùi vậy tôi có bị kết vào tội không giữ vệ sinh chung hay không? (Lâm Anh - Đồng Nai)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Phương Thảo - Tổ tư vấn pháp luật Hành chính Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Việc nuôi nhiều chó được quy định cụ thể tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện chăn nuôi chó đối với hộ gia đình: "Mỗi hộ gia đình chỉ nên nuôi 1 - 2 con chó để giữ nhà. Trong trường hợp nuôi nhiều (trên 05 con không kể chó mới sinh) phải có tờ trình về điều kiện nuôi và được cơ quan thú y địa phương xác nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y". Như vậy, anh (chị) không cung cấp thêm cho chúng tôi biết hiện nay gia đình anh (chị) nuôi bao nhiêu con chó và nếu số chó nuôi trên 05 con đã được cơ quan thú y địa phương xác nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y hay chưa để từ đó nhận xét gia đình anh (chị) thuộc trường hợp cấm hay không. Bên cạnh đó, để việc nuôi chó được an toàn, không gây thiệt hại cho người khác, ngoài việc người chủ vật nuôi phải tự giác chấp hành các quy định của pháp luật .

Đối với quản lý nuôi chó được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nuôi chó ,Quản lý chó nuôi như sau: "1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nuôi chó: a) Tại các đô thị, nơi đông dân cư, kể cả vùng nông thôn (trừ vùng sâu, vùng xa) tổ chức, cá nhân nuôi chó phải đăng ký với Trưởng thôn, Trưởng ấp hoặc Tổ trưởng dân phố để lập danh sách, trình Ủy ban nhân dân xã, phường cấp sổ quản lý chó. Sổ quản lý chó phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh; loài, giống, tính biệt, màu lông; ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vắc xin, số lô. b) Phải chấp hành quy định tiêm phòng bệnh dại định kỳ và bổ sung của cơ quan thú y; c) Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông, để chó cắn người. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm (đối với con dữ) và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng; d) Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng nuôi".

Như vậy, gia đình anh (chị) có thực hiện biện pháp tiêm phòng ngừa cho chó nhưng vấn đề vệ sinh chuồng nuôi những con chó này chưa được thực hiện kỹ càng mặc dù nhà anh (chị) vệ sinh nhưng vẫn có mùi hôi phát ra, gây ảnh hưởng đến môi trường, vệ sinh công cộng đối với khu vực xung quanh dù nhà anh (chị) không thả ra ngoài chỉ thực hiện nuôi nhốt trong nhà. Đồng thời chính quyền có thể kiểm định vệ sinh nhà anh (chị) nếu khiếu nại của người dân được chấp thuận.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.