-->

Nội dung hợp đồng bất lợi cho người tiêu dùng

Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung theo quy định tại các điều từ Điều 14 đến Điều 19 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hỏi: Hiện nay, có rất nhiều lĩnh vực mà người tiêu dùng không được quyền thương lượng khi ký kết hợp đồng với tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Các hợp đồng này thường có một số điều khoản bất lợi cho người tiêu dùng. Đề nghị luật sư cho biết, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về vấn đề này như thế nào? (Nguyễn Đình Tuấn)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Tiến sỹ, Luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội- trả lời:

Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được quy định tại các điều từ Điều 14 đến Điều 19 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, hợp đồng giao kết với người tiêu dùng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung.

Nội dung trong hợp đồng nếu bất lợi cho người tiêu dùng, có thể bị tòa án tuyên vô hiệu trong các trường hợp sau: loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng; cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng; cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ; cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau; loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba; bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình; cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý (Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng). Việc tuyên bố và xử lý điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bảo vệ người tiêu dùng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Theo Báo Hà Nội Mới(ngày 13.08.2011)