-->

Những điểm mới trong chế định đại diện của doanh nghiệp

Có những điểm gì mới đáng lưu ý trong quy định pháp luật về người đại diện của Doanh nghiệp hiện nay

Trong một bối cảnh xã hội khi nhu cầu tham gia vào các giao dịch dân sự ngày càng nhiều và đa dạng, thuật ngữ “người đại diện” dần trở nên phổ biến như một hình thức để xác lập, thực hiện những giao dịch hợp pháp gián tiếp thông qua một hoặc nhiều đối tượng khác. Đặc biệt, đối với loại tổ chức luôn phải được đại diện để tham gia vào bất kỳ quan hệ pháp luật nào như Doanh nghiệp, thì chế định đại diện ngày càng khằng định hơn hết vai trò quan trọng của mình.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Căn cứ vào nội dung Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2014, có thể thấy rằng quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã có những thay đổi đáng kể so với Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Thứ nhất, về đối tượng trở thành người đại diện theo pháp luật

Điều 139 BLDS 2005 có quy định: “Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”. Việc sử dụng cụm từ “một người” trong điều luật này đã khiến không ít người hiểu sai là người đại diện chỉ có thể là cá nhân.

Đến BLDS 2015, Điều 134 có quy định “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Từ đó, ta có thể thấy rằng BLDS 2015 đã đã cụ thể hóa cụm từ mang tính chung chung “một người” thành “cá nhân, pháp nhân”, từ đó công nhận và nêu rõ một pháp nhân cũng có thể trở thành Người đại diên cho một cá nhân hoặc pháp nhân khác, góp phần giúp cho cho cơ quan xét xử hiểu và áp dụng pháp luật một cách thống nhất.

Thứ hai, về số lượng, thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật:

Trước đây, theo Luật Doanh nghiệp 2005,

Đối với công ty TNHH, Điều 46 có quy định: “Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty” . Đối với công ty cổ phần, quy định tương tự được quy định tại Điều 95: “Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty”. Ở đây, số lượng người đại diện của một công ty được giới hạn là chỉ một người duy nhất.

Luật Doanh nghiệp 2014 đã trao quyền lựa chọn số lượng người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp bằng quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” ( Khoản 2, Điều 13). Sự thay đổi trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng về nhiều mặt trong hoạt động của doanh nghiệp như “giảm tải” trách nhiệm lên một người đại diện theo pháp luật, tránh được những rủi ro hay chậm trễ trong trường hợp người đại diện xuất cảnh hay trường hợp doanh nghiệp thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Ngoài ra Luật Doanh nghiệp 2015 cũng đã bổ sung thêm nhiều quy định chi tiết cần thiết củng cố chế định pháp luật về Đại diện trong hoạt động của Doanh nghiệp tại khoản 2 Điều 13, cụ thể là:

“3- Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

4- Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

a- Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

b- Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

5- Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

6- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

7- Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án”.


Có thể thấy rằng quy định pháp luật đang được sửa đổi ngày càng mang tính linh hoạt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và xác lập, thực hiện các giao dịch một cách hợp pháp dù trong trường hợp người đại diện không có mặt tại Việt Nam, hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Bên cạnh đó, khoản 7, Điều 13 đã đề cập ở trên đa mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong việc chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án, từ đó đảm bảo trong mọi trường hợp pháp nhân đều có người đại diện, nhờ đó có thể tránh được các tình huống người đại diện của doanh nghiệp bất hợp tác trong quá trình tham gia tố tụng.

Thứ ba, về hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

Trong BLDS 2005, Điều 139 đã đề cập : “Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người được đại diện xác lập”. Tuy nhiên, nội dung này có thể dẫn đến cách hiểu thiếu chính xác là người được đại diện bị ràng buộc với giao dịch do người đại diện xác lập với người thứ ba trong mọi trường hợp.

Vì lẽ đó, BLDS 2015, Điều 139 đã bổ sung và nêu rõ : “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện”. Bằng việc sử dụng cum từ “phù hợp với phạm vi đại diện”, BLDS 2015 đã nhấn mạnh người được đại diện sẽ không bị ràng buộc với giao dịch do người đại diện xác lập nếu như việc đại diện đó trái với mong muốn của người được đại diện, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người được đại diện.

Cùng với đó, Điều 139 BLDS 2015 còn bổ sung thêm quy định về quyền của người đại diện. Theo đó, người đại diện có thể xác lập, thực hiện những hành vi cần thiết để đạt được mục đích đại diện. Có thể nói đây là một quy định hết sức tích cực, cho phép người đại diện có thể chủ động, linh hoạt tìm kiếm các giải pháp nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của người được đại diện

Nguồn tham khảo:

Luận giải về Luật Doanh nghiệp năm 2014 (36 kế sách pháp lý của doanh nghiệp), tác giả: Luật sư Trương Thanh Đức (trọng tài VIAC), nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2017

“Những điểm mới trong chế định đại diện liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp”, tác giả: Bùi Thị Thanh Hằng, đăng tải trên Trang thông tin về phổ biến Pháp luật, Bộ Tư pháp, ngày 12/12/2016

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, tác giả: Nguyễn Thị Thanh, Tạp chí dân chủ và pháp luật, ngày 21/08/2018

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòng tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài 1900 6198, tổng hợp

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected]