-->

Nhận trả nợ bằng phần vốn góp hoặc cổ phần, được không?

Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.

Hỏi: Tôi có cho một người bạn (tên H) mượn tiền. Người đó rủ tôi cùng mua hàng hóa về bán, lợi nhuận chia 50/50. Nhưng chị H chỉ đưa một số ít hàng hóa, không đúng số lượng hàng mà tôi đã gửi tiền đặt hàng. Chị H hứa hẹn với tôi về số hàng và số tiền còn nợ đến hết tháng 10/2015 này sẽ trả. Mỗi lần mượn tiền hay nhận tiền tôi đã có giấy xác nhận của chị H. Nay tôi được biết, chị H đã bán nhà và ở trọ, nơi ở trọ mới thì tôi không biết. Khi tôi đòi nợ nhiều lần, thì chị H có giao cho tôi bản hợp đồng góp vốn với một công ty, nói là thế chấp cho tôi. Nhờ luật sư giải đáp giúp, tôi có thể đòi lại tiền từ số tiền mà chị H nói là đã góp cổ phần với công ty được không? (Minh Hà - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Thị Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Về vấn đề thành viên/cổ đông dùng phần vốn góp /cổ phần mà mình sở hữu trong công ty để trả nợ, pháp luật quy định như sau:

* Trường hợp 1: Người vay tiềnlà thành viêncó phần vốn góp trong Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 54 Luật doanh nghiệp năm 2014:

" 6. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:

a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 53 của Luật này".

Và: căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật doanh nghiệp năm 2014 như sau:

"Điều 53. Chuyển nhượng phần vốn góp

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.

3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng".

Như vậy, trường hợp của chị, chị có thể nhận phần vốn góp thay cho số tiền mà chị đã cho vay bằng cách trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên công ty chấp thuận hoặc trong trường hợp chị không muốn trở thành thành viên công ty này, thì chị có quyền chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó đi để thu hồi lại số tiền đã cho vay.

* Trường hợp 2: Người vay tiền là cổ đông trongCông ty cổ phần:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

" Điều 126. Chuyển nhượng cổ phần

5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty".

Như vậy, trường hợp người vay tiền là cổ đông trong công ty cổ phần thì người nhận trả nợ sẽ đương nhiên là cổ đông trong công ty. Trong trường hợp của chị, sau khi đã là cổ đông của công ty, nếu chị không muốn tiếp tục làm cổ đông nữa thì chị có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 126 Luật doanh nghiệp năm 2014.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.