-->

Nhà vợ lấy tài sản chung, ép vợ lấy chồng khác

Và đem tất cả mọi thứ về nhà của bên vợ em, kể cả tài sản chung của em và của vợ chồng em. Và giờ thì cha, mẹ của vợ em lại cho vợ em lấy chồng nuớc ngoài. Mà giờ em với vợ em vẫn chưa ly hôn. Vậy em xin hỏi như vậy có đúng pháp luật và có được không?

Hỏi:Em đã có vợ̣ được 4 tháng. Mà vợ, chồng em đã có đăng kí giấy kết hôn rồi, mà giờ do mâu thuẫn cuả gia đình, mà cha, mẹ của vợ em đã bắt vợ em về nhà.Và đem tất cả mọi thứ về nhà của bên vợ em, kể cả tài sản chung của em và của vợ chồng em. Và giờ thì cha, mẹ của vợ em lại cho vợ em lấy chồng nuớc ngoài. Mà giờ em với vợ em vẫn chưa ly hôn. Vậy em xin hỏi như vậy có đúng pháp luậtt và có được không? (Huy Vũ - Hà Nam)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198 Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất, việc gia đình nhà vợ ép buộc vợ bạn về nhà là không đúng với nguyên tắc tự nguyện của pháp luật hôn nhân và gia đình. Chưa kể đến việc bên nhà vợ tự ý chiếm đoạt tài sản chung của vợ chồng bạn và mang về nhà mình. Tuy chưa có yếu tố cấu thành việc chiếm đoạt tài sản trái pháp luật (do mới chỉ có hành vi mang tài sản về nhà chứ chưa có hành vi định đoạt). Do vậy nếu trong trường hợp bên nhà vợ bạn tiến hành bán tài sản hoặc từ chối yêu cầu của bạn khi muốn lấy lại phần tài sản mình đóng góp thì bạn có thể kiện gia đình vợ vì hành vi chiếm đoạt tài sản trái pháp luật.
Thứ hai, do hiện tại vợ bạn và bạn chưa ly hôn nên vợ bạn không thể kết hôn với người khác do vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo pháp luật Việt Nam. Cụ thể, Điều 5 Khoản 2 Điểm c Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:
2. Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Do đó vợ bạn sẽ không thể kết hôn, kể cả với người nước ngoài và bằng chứng ở đây chính là giấy đăng ký kết hôn của hai vợ chồng bạn.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198 Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất, việc gia đình nhà vợ ép buộc vợ bạn về nhà là không đúng với nguyên tắc tự nguyện của pháp luật hôn nhân và gia đình. Chưa kể đến việc bên nhà vợ tự ý chiếm đoạt tài sản chung của vợ chồng bạn và mang về nhà mình. Tuy chưa có yếu tố cấu thành việc chiếm đoạt tài sản trái pháp luật (do mới chỉ có hành vi mang tài sản về nhà chứ chưa có hành vi định đoạt). Do vậy nếu trong trường hợp bên nhà vợ bạn tiến hành bán tài sản hoặc từ chối yêu cầu của bạn khi muốn lấy lại phần tài sản mình đóng góp thì bạn có thể kiện gia đình vợ vì hành vi chiếm đoạt tài sản trái pháp luật.
Thứ hai, do hiện tại vợ bạn và bạn chưa ly hôn nên vợ bạn không thể kết hôn với người khác do vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo pháp luật Việt Nam. Cụ thể, Điều 5 Khoản 2 Điểm c Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:
2. Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Do đó vợ bạn sẽ không thể kết hôn, kể cả với người nước ngoài và bằng chứng ở đây chính là giấy đăng ký kết hôn của hai vợ chồng bạn.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.