Người Việt Nam có được ly hôn tại nước ngoài không?

Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

Hỏi: Tôi và vợ tôi xa nhau được 11 năm, cô ấy bỏ ra nước ngoài sống (Mỹ). Mới đây tôi qua Mỹ du lịch và đã ở Mỹ 9 tháng nhưng cũng từ đây vợ chồng sống với nhau không được hạnh phúc, cãi vã rất nhiều. Chúng tôi đã đi đến quyết định không ở cùng nhau nữa và ly thân 3 tháng. Nay sự gắn kết hòa hợp không có tình cảm dạn nứt không thể gắn lại.Chúng tôi muốn ly hôn. Tuy nhiên cô ấy không chịu về Việt Nam ly hôn mà chỉ đồng ý ly hôn tại Mỹ. Đề nghị Luật sư tư vấn, vậy chúng tôi có thể ly hôn tại Mỹ không? Thủ tục như thế nào? Chúng tôi có với nhau hai con một đứa 23 tuổi đứa kia 21 tuổi chúng cũng đồng ý cho chúng tôi ly hôn. Chúng tôi vẫn có hộ khẩu tại Việt Nam. (Quốc Anh - Nghệ An)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

"1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này. 2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam. 3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó".

Như vậy, theo thông tin mà anh (chị) cung cấp và căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên có hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Vợ chồng anh (chị) không chung có nơi thường trú tại nước sở tại thì yêu cầu ly hôn sẽ được tiến hành theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ luật tố tụng dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quyđịnh tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của anh (chị) sẽ là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi anh (chị) hoặc chồng anh (chị) thường trú trước đây.

Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài:

- Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm: Giấy chứng nhận kết hôn, Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc. Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc có thể thay thế bằng bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp; Giấy khai sinh của các con (nếu có). Giấy tờ của bên có quốc tịch Việt Nam gồm: Bản sao chứng thực Chứng minh dân nhân; Bản sao chứng thực hộ khẩu. Giấy tờ của bên có quốc tịch nước ngoài gồm: Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự; Đơn xin được vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án Việt Nam đã được hợp pháp hóa lãnh sự. Đơn xin ly hôn: Đơn xin ly hôn do bên không có quốc tịch Việt Nam làm và thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự rồi chuyển về cho bên có quốc tịch Việt Nam ký. Về tài sản chung và con chung hai bên có thể tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu tòa giải quyết và ghi rõ trong đơn xin ly hôn.

- Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.

- Thời gian giải quyết: theo quy định của Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 4 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 2 tháng. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 2 tháng. Trong thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật qui định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.

Trường hợp 2: Nếu anh (chị) có nơi thường trú chung ở nước sở tại thì có thể yêu cầu cơ quan cấp có thẩm quyền nước sở tại giải quyết. Sau đó có thể tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật Việt Nam để yêu cầu công nhận việc ly hôn đã được tiến hành ở nước ngoài.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.