-->

Người mắc bệnh tâm thần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Hỏi: Do mâu thuẫn với Nam, Long (15 tuổi 6 tháng đã dùng dao nhọn đâm nam nhiều nhát.cơ quan giám định phap y kết luận long gây thuong tich cho Nam là 65%. Khi thực hiện hành vi đó, Long đang bị mắc bệnh tâm thần thì Long có cần phải chịu TNHS về hvi của mình không? Tại sao? (Thu Vân - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Năng lực trách nhiệm hình sự sự (TNHS) là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ khi người có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người có sự phát triển bình thường về tâm - sinh lý sẽ có năng lựa TNHS khi đã đạt độ tuổi nhất định - tuổi chịu TNHS. Năng lực này có thể sẽ không có hoặc bị loại trừ do mắc các bệnh nhất định liên quan đến hoạt động tâm thần. Người không có năng lực trách nhiệm do mắc bệnh như vậy được gọi là người trong tình trạng không có năng lực TNHS.

Điều 13 bộ luật hình sư có quy định về tình trạng không có năng lực TNHS:

"1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự".

Mất năng lực trách nhiệm hình sự thì phải bao gồm cả hai dấu hiệu y học và tâm lý, không thể xác định ngay được Longthuộc trường hợp nào. Để biết Longcó phải chịu trách nhiệm hình sự không ta xét hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhấttheo quy định tại khoản 1 Điều 13 bộ luật hình sự: Nếu Longthực hiện hành vi phạm tội của mình trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu TNHS. Trong trường hợp này Longkhông đủ năng lực TNHS nên không có lỗi. Năng lực TNHS là điều kiện cần thiết để xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ người có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người trong tình trạng không có năng lực TNHS là người đã mất năng lực hiểu biết những đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội, không đánh giá được hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm

Trường hợp thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều 13 bộ luật hình sự: Long có thể phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự. Vì khi phạm tội Long vẫn có năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng điều khiển hành vi. Chỉ sau khi gây án Longmới bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, mất năng lực điều khiển hành vi. Do đó, Longbắt buộc phải chữa bệnh và có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội do mình gây ra.

Như vậy, Long có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà mình gây ra.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.