-->

Mượn hồ sơ để đi xin việc và hưởng trợ cấp thai sản bị xử phạt như nào?

Theo khoản 1 Điều 137 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì gian lận, giả mạo hồ sơ là một trong các hành vi vi phạm pháp luật.

Hỏi: Hiện tại tôi đang làm việc ở 1 công ty bằng hồ sơ giả, là hồ sơ của chị gái tôi và cả hai chị em đều đóng Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp ở công ty khác nhau nhưng cùng tên và cùng số chứng minh nhân dân. Đề nghị Luật sư tư vấn, vậy tôi có vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội không? Và nếu có thì sẻ bị xử lý như thế nào? Cả hai chị em mỗi người đều hưởng chế độ thai sản 1 lần. (Ngọc Thương - Yên Bái)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của pháp luật như sau:

Theo khoản 1 Điều 137 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì gian lận, giả mạo hồ sơ là một trong các hành vi vi phạm pháp luật.

Do vậy, hành vi của chị là mượn tên để làm giả hồ sơ nhằm được tuyển dụng làm việc là hành vi vi phạm pháp luật. Khi có hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý theo khoản 2 Điều 138 Luật bảo hiểm xã hội như sau:

"Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại các điều 134, 135, 136 và 137 của Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật".

Trường hợp trên của chị thìsẽ bị xử phạt hành chính, sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt thì người lao động sẽ được cơ quan Bảo hiểm xã hộihướng dẫn điều chỉnh đúng nhân thân của mình trước khi giải quyết các chế độ về Bảo hiểm xã hội.Theo đó, hành vi vi phạm của bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP như sau:

"1.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.............6.Biện pháp khắc phục hậu quả: a)Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này".

Như vậy, trong trường hợp này chị sẽ phải nộp phạt vi phạm hành chính và có biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền chế độ thai sản mà chị đã nhận trước đó.Trường hợp của chị thìsẽ bị xử phạt hành chính, sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt thì người lao động sẽ được cơ quan Bảo hiểm xã hội hướng dẫn điều chỉnh đúng nhân thân của mình trước khi giải quyết các chế độ về Bảo hiểm xã hội.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.