Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tài liệu từ người nộp thuế. Đây là thủ tục phức tạp nhất đối với doanh nghiệp giải thể.
Giải thể hay thanh lý (liquidation) là quá trình dẫn tới việc chấm dứt sự tồn tại của công ty với tư cách một pháp nhân. Quá trình như thế có thể do chủ nợ yêu cầu khi công ty vỡ nợ hay mất khả năng thanh toán (giải thể bắt buộc) hoặc do hội đồng quản trị hay cổ đông của công ty yêu cầu (giải thể tự nguyện).
Thanh lý viên có thể do hội đồng quản trị, cổ đông hoặc chủ nợ chỉ định, sẽ bán tài sản công ty với giá càng cao càng tốt. Số tiền bán tài sản được dùng để hoàn trả cho các chủ nợ. Nếu không có đủ tiền để trả cho tất cả các chủ nợ, các chủ nợ ưu đãi sẽ được trả trước, ví dụ nộp thuế nợ đọng, sau đó đến các chủ nợ được xếp hạng theo một tiêu chuẩn nào đó. Nếu sau khi thanh toán cho các chủ nợ mà vẫn còn thừa, số tiền còn lại sẽ được chia cho cổ đông của công ty (trước hết là cổ đông ưu đãi, sau đó đến cổ đông thông thường) theo một tỷ lệ nào đó.
Một trong số đó là doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế và đóng mã số thuế với cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tài liệu từ người nộp thuế. Đây có thể xem là thủ tục phức tạp nhất đối với doanh nghiệp giải thể, vì liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, thanh toán khoản nợ đối với các chủ nợ.
Tuy nhiên, trên thực tế, có những doanh nghiệp không cần thiết phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế này, đó là những trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, gồm có 03 trường hợp:
Một là, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Đây là đối tượng thực hiện quyết toán thuế theo từng lần phát sinh doanh thu qua mỗi hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụtheo quy định của pháp luật. Vì vậy, không cần phải thực hiện quyết toán thuế khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Hai là, doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.
Ba là, doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động, nhưng đáp ứng các điều kiện sau:
Có doanh thu bình quân năm không quá 01 tỷ đồng/năm (tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động);
Doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế kể từ năm doanh nghiệp chưa được quyết toán thuế hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tính từ năm chưa được quyết toán, hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động cao hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. Có nghĩa là, doanh nghiệp theo quy định tại điều khoản này đã thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế, vì thế không cần thực hiện quyết toán thuế lần nữa.
Ngoài những trường hợp được quy định tại Thông tư số 151/2014/TT-BTC nêu trên, trường hợp doanh nghiệp mặc dù thuộc diện phải quyết toán thuế, nhưng đã chủ động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính với chủ nợ cũng không cần phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế nữa.
Và Bộ Tài chính cũng quy định rõ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do người nộp thuế gửi, cơ quan Thuế xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Như vậy, dù không phải quyết toán thuế, doanh nghiệp muốn giải thể vẫn cần nộp hồ sơ thông báo giải thể đến cơ quan Thuế (bao gồm: quyết định giải thể; và tài liệu chứng minh người nộp thuế thuộc trường hợp không phải quyết toán thuế) để được xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế. Từ đó, làm cơ sở để doanh nghiệp giải thể thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Luật gia Bùi Thị Phượng - Phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận