-->

Mẹ mất, bố tái hôn, con có yêu cầu chia tài sản của mẹ?

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

Hỏi:Bố mẹ em kết hôn từ năm 1987 thì đến ‎1988 thì sinh ra em, 3 năm sau thì có thêm em gái em (1991), đến năm 2002 thì mẹ em đột ngột qua đời, (1 cái chết không được rõ ràng cho lắm, cụ thể là: tự tử), năm đó em còn khá nhỏ nên chưa ý thức rõ ràng được sự việc này.Sau giỗ đầu mẹ em thì bố em đi thêm bước nữa, giờ cũng được 13 năm (2003-2016), sau khi mẹ mất, do bố không quan tâm cũng như dì hai thì hầu như không hề để ý đến chúng em. Vấn đề em cần tư vấn của luật sư như sau: Gần đây gia đình em mới được nhận tiền để bù đất ruộng chuyển đổi cho KCN, khoảng 250 triệu, bố em không muốn chia cho em và em gái (con mẹ cả) mà dùng tiền đó để xây nhà mới, trên phần đất của bố và mẹ em cùng mua trước đây. Xin hỏi luật sư là nếu bây giờ để tránh rắc rối việc thừa kế này về sau (khi bố em yếu,bố em sinh năm 1964) em có yêu cầu bố phải chia quyền thừa kế phần di sản (của mẹ em) ngay thời điểm hiện tại được không? Còn thủ tục tố tụng dân sự ra sao? ( Đỗ Liên - Quảng Ninh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Thứ nhất,căn cứ vào Khoản 1, Điều 633 và Điều 645,Bộ luật dân sự 2005:

Điều 633.Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

"1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này."

Điều 645.Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

"Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế."

Kể từ thời điểm mẹ bạn mất đến nay đã được 14 năm (2002-2016), vượt quá thời hiệu khởi kiện là 10 năm để bạn yêu cầu chia khốitài sản của mẹ bạn.

Vì thế, theo pháp luật hiện hành thì bạn không có quyền yêu cầu bố bạn phải chia khốidi sản của mẹ bạn.

Tuy nhiên, sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế khi khối tài sản mà mẹ bạn để lại trởthành tài sản chung được quy định chi tiết tại

"2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản."

Theo đó,khi mẹ bạn đã mất được 14 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do mẹ bạn để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.

Bạn có quyền yêu cầu Tòa Án giải quyết mà không cần áp dụngthời hiệu khởi kiện về thừa kế, khi đó Tòa án sẽ áp dụng cácquy định của pháp luật về chia tài sản chung.

Cụ thể:

- Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ.

-Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

Thứ hai,về thủ tục tố tụng khi có tranh chấp xảy ra trong việc chia tài sản thừa kế sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi bạn cư trú và làm việc hoặc có thể tự thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn(điểm a, b, khoản 1, điều 35,)

Điều35.Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

"1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;"

Bạn sẽ phải làm đơn khởi kiện ra tòa án nơi mà bạn đang cư trú, làm việc hoặc tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc (nếu có thỏa thuận) qua đường bưu điệnhoặc nộp trực tiếp tại Tòa án. Nội dung đơn kiện theo quy định tại Điều 164,:

Điều164.Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

"1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;

e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;

g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;

i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;

k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;

l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn."

Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án sẽ thụ lí và thông báo cho bạn để bạn đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp bạnphải nộp tiền tạm ứng án phí. (Điều 171, Bộ luật tố tụng dân sự 2004).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.