-->

Mẹ có quyền định đoạt phần di sản thừa kế do bố để lại?

Di sản thừa kế của người nào sẽ do người đó tự định đoạt, không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ người nào khác.

Hỏi: Ba mẹ chúng tôi có với nhau 6 người con. Cách đây 2 năm, ba tôi qua đời không để lại di chúc. Mẹ tôi cũng yếu sức khỏe nên muốn lập di chúc/ ủy quyền cho tôi xử lý công việc. Tài sản bố mẹ muốn chia cho các con gồm 01 căn nhà 100m2 trên đất 300m2. Mẹ tôi có thể lập di chúc chia toàn bộ tài sản cho các con được không? Nếu được thì làm thế nào và có yêu cầu gì với các con cho phù hợp luật pháp? Nếu không lập di chúc được, thì có được lập ủy quyền cho 1 trong các con toàn quyền xử lý không? Nếu được thì cần có các điều kiện gì? Trong 6 người con, có 02 người đang bệnh: 01 liệt nằm tại chỗ (còn tỉnh táo) , 01 đang điều trị tâm thần phân liệt . Vậy có đủ tư cách ấn chỉ vào các giấy tờ không? hay mẹ tôi phải ủy quyền cho con khác. Các giấy tờ trên có mẫu sẵn không? và mức chi phí khi làm các thủ tục trên? (Hai Phong - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất
Do ba bạn mất mà không để lại di chúc nên theo quy định tại điều 675 Bộ luật dân sự 2005:

“Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp”.

Tài sản của ba bạn để lại (1/2 căn nhà 100 m2 được hình thành trong thời kì hôn nhân) sẽ được chia đều có những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự 2005:

“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
.........
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
.........”.

Những đồng thừa kế là vợ và 6 người con của ba bạn mỗi người sẽ được thừa hưởng 1/7 trong phần di sản mà ba bạn để lại.

Vì tất cả những người này đều có quyền nên không thể có cá nhân nào (kể cả mẹ bạn) có quyền định đoạt toàn bộ phần di sản thay cho những người kia (mẹ bạn chỉ có quyền sở hữu đối với 50 m2 ban đầu và 1/7 của 50 m2 được thừa kế từ bố bạn).

Thứ hai

Vì vậy, để có thể chuyển giao toàn bộ mảnh đất 100 m2 cho bạn thì cần có sự đồng ý của mẹ bạn và 5 người anh, chị em còn lại. Trường hợp này:

- Người con bị liệt mà vẫn còn tỉnh táo có thể trực tiếp định đoạt phần di sản của mình.

- Người đang điều trị tâm thần phân liệt nếu bị mất năng lực hành vi dân sự (có quyết định của Tòa án) thì việc định đoạt phần di sản của người này phải có chữ ký của người giám hộ đương nhiên là mẹ theo quy định tại điều 22 bộ luật dân sự 2005:

"Mất năng lực hành vi dân sự

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện".
Và chữ ký của người giám sát việc giám hộ. Việc cử người giám sát việc giám hộ được thực hiện theo quy định tại điều 59 Bộ luật dân sự.

Về thủ tục khai nhận di sản thừa kế bạn có thể tham khảo trong bài viết sau "hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế". Khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế và sang tên thì bạn sẽ được miễn các khoản phí và lệ phí theo quy định.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.