-->

Luật sư tư vấn về vốn điều lệ của hợp tác xã?

Luật sư tư vấn doanh nghiệp...

Hỏi: Bọn em đang chuẩn bị thành lập HTX Du Lịch, Dịch vụ Du lịch SP Du lịch bọn em cung cấp là dịch vụ xuồng máy chở khách tham quan, dịch vụ nhà nghỉ. Bọn em làm đơn xin ra nhập HTX trong đơn có phần vốn góp trong đó có 1 dòng vốn bằng tiền mặt, 1 dòng vốn bằng tài sản.Sau khi họp các thành viên thống nhất là góp mỗi thành viên tối thiểu 500.000 đ ( Năm trăm nghìn đồng) để hoạt động chạy làm thủ tục giấy tờ. Trong đơn xin ra nhập HTX xã em có ghi phần vốn góp 500.000đ ở dòng tiền mặt và đồng thời cũng ghi phiếu thu 500.000đ vì chưa ĐH chưa có kế toán tạm thời em là người thu giúp cho HTX nhưng ông sáng lập viên bảo em nghi như vậy là không đúng ông bảo phải ghi ở cột tài sản số tiền tương đương với trị giá ngôi nhà mình đang kinh doanh là 500.000.000đ nữa (Năm trăm triệu đồng) Nếu ghi theo ông sáng lập viên thì HTX bọn em sắp hoạt động sẽ có mức vốn điều lệ hơn 10 tỷ đồng vì mỗi thành viên tham gia HTX đều có 1 nhà và 1 xuồng máy 1 ngôi nhà tính bình quân thìnăm trăm triệu đồng còn 1 xuồng máy năm mươi triệu đồng tất cả nhà, xuồng đã có giấy phép kinh doanh riêng vì có một số hộ kinh doanh đã hơn 10 năm (HTX có hơn 20 thành viên tham gia). (Hà Linh - Nghệ An)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198 Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại Điều 17 Luật hợp tác 2012 quy định về việc góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp thì: Đối với hợp tác xãthì vốn góp của thành viên được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của Điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã

Như vậy việc góp vốn để gia nhập hợp tác xã của bạn là hoàn toàn do sự tự nguyện vàthỏa thuận của các bên và theo quy định của điều lệ, tức là mỗi người khi xin gia nhập hợp tác xã thì việc góp vốn là hoàn toàn tự nguyện tùy theo khả năng tài chính của mình,mức tối thiểu phải góp bao nhiêu là do điều lệ quy địnhnhưng tối đa không quá 20% vốn điều lệ.

Việc góp vốn nhiều hay ít không ảnh hưởng đến quyền biểu quyết tức làThành viên hợp tác xãcó quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.

Thành viên hợp tác xãsau khi rời khỏi hợp tác xã thì được trả lại phần vốn đã góp, ngoài ra thành viên hợp tác xãsẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chínhcủa hợp tác xã trong phạm vi số vốn góp vào hợp tác xã.

Như vậy việc bạn có góp giá trịngôi nhà là 500.000.000 đang kinh doanh vào vốn điều lệ hay không là dựa trên sự tự nguyện và thỏa thuận của bạn nhưng phần vốn góp đó không được quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.Và nếu như bạn đồng ý góp 500.000.000 đồng đó vào vốn điều lệ thì nếu sau nàybạn rời khỏi hợp tác xã thì sẽ được trả lại phần vốn góp đó theo quy định của Luật hợp tác xã và theo quy định của điều lệ.Tuy nhiên bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm vi số vốn góp vào hợp tác xã tức là trong phạm vị số vốn 500.000.000 mà bạn góp.Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ về việc có nên góp số tài sản có giá trị lớn như vậy vào vốn điều lệ hay không.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.