Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó...
Hỏi: Tôi năm nay 26 tuổi, kết hôn vào tháng 6/2011. Tôi muốn hỏi một việc như sau, tôi đã nộp đơn ly hôn vào tháng 6/2015, tuy nhiên chồng tôi không đến tòa khi tòa gọi. Về phần tài sản chung và nợ chung không có. Tòa đã gọi hai lần nhưng anh không đến. Tôi có gọi điện hỏi tòa thì tòa nói không thể giải quyết khi anh không đến tòa.Và tòa có yêu cầu vì tôi là người viết đơn thì tôi phải chịu hoàn toàn chi phí, thẩm phán thụ án vụ của tôi nói nếu muốn giải quyết thì thẩm phán phải đến nhà và xã nơi đăng ký hộ khẩucủa hai vợ chồng đểlàm việc, các chi phí đi lại ăn uống tôi phải chịu. Tôi có tìm hiểu thông tin trên mạng và qua bạn bè thì có thể giải quyết vắng mặt, nhưng thẩm phán lại nói với tôi nếu không có mặt cả hai sẽ không giải quyết được. Vậy tôi muốn hỏi như vậy có đúng không? Và sẽ phải đợi thêm bao lâu mới giải quyết được.(Nguyễn Tuấn - Hà Nội).
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Nếu đời sống của hai vợ chồng bạn có mâu thuẫn và dẫn đến tình trạng của mối quan hệ hai vợ chồng đến mức độ trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì người vợ hoặc người chồng có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn theo điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
"1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.Nếu bạn là người nộp đơn, chồng của bạn vắng mặt phiên tòa xét xử đến lần 2 mà không có lý do chính đáng thi phiên tòa sẽ xét xứ vắng mặt theo quy định tại điều 199luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011".
“Điều 199. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêub) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ”.
Theo quy định này thì Thông tin của Tòa án đưa ra là không có cơ sở.
Về án phí, vì chị là người nộp đơn khởi kiện nên chị sẽ là người nộp tiền tạm ứng án phí.
Thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn có thể kéo dài tối đa đến 4 tháng hoặc 6 tháng nếu là vụ việc có tính chất phức tạp. điều nảy thể hiện rõ tại điều 179 Luật tố tụng dân sự và nghị quyết Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP
TạiĐiều 179 của Bộ luật tố tụng dân sựquy định về thời hạn chuẩn bị xét xử; do đó, các thời hạn quy định trong Điều này đều được tính trong thời hạn chuẩn bị xét xử. Tuỳ từng trường hợp cụ thể thời hạn chuẩn bị xét xử được tính như sau:
"1.1. Trường hợp có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
a. Nếu không phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, thì thời hạn chuẩn bị xét xử kể từ ngày Toà án thụ lý vụ án tối đa là:
- Bốn tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của BLTTDS;
- Hai tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của BLTTDS.
b. Nếu phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, thì thời hạn chuẩn bị xét xử kể từ ngày Toà án thụ lý vụ án tối đa là:
- Sáu tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của BLTTDS;
- Ba tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31của BLTTDS".
Trình tự, thủ tục và hòa giải vụ việc ly hôn được thực hiện trực tiếp tại trụ sở của Tòa án. Như vậy, dựa trên các quy định trên, việc Tòa án đưa ra yêu cầunhư trên với chị là không đúng quy định của pháp luật. Theo đó, sau khi triệu tập lần thứ hai mà chồng chị vẫn vắng mặt, và đến thời hạn phải đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải đưa vụ án ra xét xử vắng mặt chồng chị.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận