Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu...
Hỏi: Gia đình tôi có cái ao và đã lấp để làm nhà. Nhân có đợt xử lý đất dôi dư nên gia đình tôi đã mượn sỏ đỏ của nhà bên để làm.Do thiếu xót gia đinh tôi không biết mốc giới nhà mình được sử dụng đến đâu. Nên khi làm gia đinh tôi đã ký cho nhà bên 20 (m2). Giờ tôi muốn lấy lại diện tích đó có được không? (Minh Hà - Bắc Ninh)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật Dân sự Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn đã ký cho nhà bên 20 m2 đất, tuy nhiên bạn chưa nói rõ là hiện tại phần đất này do ai đứng tên chủ sử dụng. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng tặng cho bất động sản như sau:
"Điều 467. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản".
Theo đó, trường hợp chuyển nhượng bất động sản phải thực hiện bằng văn bản, có đăng ký quyền sở hữu. Trường hợp đã tặng/cho hoàn tất, việc chuyển quyền sở hữu đã xong thì tài sản đã thuộc về gia đình nhà bên,mà gia đình bạnkhông thể đòi lại.
Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2005có quy định về việc tặngcho có điều kiện, hay còn gọi là giao dịch dân sự có điều kiện. Theo đó, người được tặngcho phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó, được xem là điều kiện để được tặngcho tài sản ấy. Nếu người này không thực hiện nghĩa vụ (vi phạm điều kiện tặng cho) thì gia đìnhbạncó thể yêu cầu Tòa án giải quyếtđòi lại tài sản đã tặng cho.
Việc khởi kiện đòi lại tài sản phải tuân thủ các quy định về thời hiệu khởi kiện theo Điều 427 Bộ luật dân sự 2005, cụ thể:
"Điều427.Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự:Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm."
Trường hợp gia đình bạn muốn đòi lại tài sản là 20 m2 đất nêu trên thì gia đình bạn phải có chứng cứ chứng minh Hợp đồng tặng cho mà gia đình bạn đã ký là không tuân thủ quy định vềhình thức (theo quy định tại Điều 134 Bộ luật dân sự 2005) và không đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự 2005). Chi tiết các điều luật như sau:
"Điều 122.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định."
"Điều 134.Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu."
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận