-->

Luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn góp của cá nhân nước ngoài?

Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu...

Hỏi: Một nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân) muốn góp vốn cùng với đối tác Việt Nam để thành lập một doanh nghiệp về lắp đặt thiết bị xây dựng.Về chủ trương, nhà đầu tư đó sẽ góp 30% trên tổng số vốn dự kiến thành lập doanh nghiệp (tầm 4 tỷ). Vậy quy trình, thủ tục và điều kiện nhà đầu tư đó phải đáp ứng là gì ? Hồ sơ sẽ phải nộp lên đâu ? Hay quy trình và điều kiện nhà đầu tư cần đáp ứng gì khi đầu tư tại Việt Nam ? Nếu mà thành lập thì quy trình các bước sẽ làm như thế nào ? Giấy tờ gì sẽ có đầu tiên ? (Văn Sơn - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Khương Thị Thu Hà - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo dữ kiện mà bạn cung cấp chúng tôi có thể hiểu nhàđầu tư nước ngoàiởđâyđang muốnđầu tư thành lập tổ chức kinh tếở Việt Nam,điều kiện và thủ tục nhàđầu tư nướcđượcđầu tư thành lập tổ chức kinh tếở Việt Namđược quyđịnh như sau:

Thứ nhất: Về điều kiện cần đápứngcủa nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện khi thực hiện đầu tư vào Việt Nam theo quy định tại Điều 22 và Điều 23Luật đầu tư năm 2014 như sau:

"Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.

3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."

Theo đó điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư thành lập tổ chức kinh tếở Việt Nam là : họ phải có dự án đầu tư rồi, trường hợp của bạn là đầu tư thành lập doanh nghiệp về lắp đặt thiết bị không thuộc trường hợp khống chế tỷ lệ sơ hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Khi đã có dự án đầu tư rồi thì mình có thể tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư như sau:

-Thứ nhất về hồsơ:Trườnghợp của bạn là dự án đầu tư không thuộc trường hợp phải có quyết định chủ trương đầu tư nên thủ tục thành lập được quy định tại Điều 29 Nghị định 118/2015/NĐ-CP nhưsau:

" Điều 29. Thủ tục cấp giấy chứng nhậnđăng kíđầu tưđối với dựánđầu tư không thuộc diện quyếtđịnh chủ trươngđầu tư

1.Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tưcho Cơ quan đăng ký đầu tư."

Theo khoản 1Điều 33 Luậtđầu tư thì bạn phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Văn bảnđề nghị thực hiện dựánđầu tư

- Bản sao chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước hoặchộ chiếuđối với nhàđầu tư là cá nhân

- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

- Văn bản thuyết minh năng lực tài chính của nhàđầu tư.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ xong thì bạn nộp hồ sơ tại sở kế hoạch vàđầu tư, trong vòng 15 ngày nếu hồ sơ của bạn hợp lệ thì cơ quanđăng kiđầu tư sẽ cấp giấy chứng nhậnđầu tư cho bạn.

Thứ hai sau khi bạnđược cấp giấy chứng nhậnđăng kíđầu tư rồi thì bạn thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tếđể triển khai dựánđầu tư và các hoạtđộng kinh doanh theo quyđịnhĐiều 44Nghị định 118/2015 như sau:

"Điều 44. Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

1.Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục như sau:

a)Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này;

b)Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.

..."

Đây là thủ tục thành lập doah nghiệpđược quyđịnh trong luật doanh nghiệp 2014, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập thì hồ sơ sẽ khác nhau, bạn có thể căn cứ vào các quyđịnh của pháp luật doanh nghiệpđể tìm hiểu về hồ sơ trong trường hợp này, hoặc bạn có thể tham khỏacác bài viết của công ty Luật Minh Khuê hưỡng dẫn về thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.