Công ty Luật TNHH Everest tư vấn kết hôn cùng dòng họ.
Hỏi: Em và bạn trai muốn kết hôn nhưng gia đình không đồng ý. Chúng em có kết hôn được không? Và có cách nào để thuyết phục gia đình dòng họ cho phép? Chúng em bây giờ rất khổ em không biết phải làm thế nào? (Thúy Hằng - Hà Nam)
Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ vào khoản 2 điều 5 luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về các trường hợp cấm kết hôn:"2. Cấm các hành vi sau đây:a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;h) Bạo lực gia đình;i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi".
Căn cứ vào điểm d khoản 2 điều 5 thì pháp luật cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Phạm vi ba đời được giải thích tại mục 1 c.3 của Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP như sau:"c.3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba".
Như vậy, trong phạm vi ba đời là được pháp luật quy định là cùng một gốc sinh ra và cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba".
Theo cách giải thích trên của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì trong trường hợp của chị sẽ xác định là :
Bố, mẹ đẻ ra bà cố chị và ông cố người yêu của chị là đời thứ nhất;
Bàcố(cụ)của chị và ôngcố(cụ)của người yêu chị là đời thứ hai;
Ông bà của chị và ông bà của người yêu chị là đời thứ ba.
Bốmẹ chị và bốmẹ của người yêu chị là đời thứ tư.
Chị và người yêu chị là đời thứ năm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chị và người yêu chị không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn vì không thuộc phạm vi ba đời. Nếu như chị với bạn trai chị tự do tìm hiểu và tự nguyện đến với nhau thì có quyền ra cơ quan tư pháp của xã nơi chị hoặc bạn trai chị cư trú để xin đăng ký kết hôn và giải thích cho người nhà hai bên hiểu rằng trường hợp của hai người là pháp luật cho phép kết hôn và đây là hôn nhân tự nguyện.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận