-->

Luật sư tư vấn, muốn ly hôn nhưng chồng giữ hết giấy tờ phải làm thế nào?

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức...

Hỏi: Em muốn ly hôn chồng mà em không có giữ giấy kết hôn em có quyền được ly hôn không? Và thủ tục cần những giấy tờ gì? (Thanh Hằng - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, cụ thể:"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ".
Như vậy theo quy định của pháp luật thì bạn có quyền được yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn cho bạn.Vấn đề bạn không giữ giấy đang ký kết hôn thì bạn có thể ra UBND xã, phường nơi đăng ký kết hôn trước đây để đề nghị xin trích lục hồ sơ, tài liệu.Về thủ tục đơn phương ly hôn, bạn có thể gửi đơn lên tòa án nhân dân quận/huyện nơi người chồng cư trú/làm việc để yêu cầu giải quyết.

Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:Đơn xin ly hôn;Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao);Giấy khai sinh của con (bản sao);Các tài liệu, giấy tờ liên quan đến tài sản (nếu có tranh chấp).Bạn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.