-->

Luật sư tư vấn khi không thanh toán tiền phẫu thuật có phạm luật không?

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm ...

Hỏi: Em đi khám ở 1 phòng khám đa khoa, em được bác sĩ chỉ định cắt chữa hẹp và dài bao quy đầu. Khi tư vấn bác sĩ đưa bảng giá em chọn bảng giá 2 triệu đồng. Hồ sơ xong xuôi hết, sau đó tiến hành cắt cho đến khi tới lúc đang tiến hành cuộc tiễu phẫu thì trong lúc tiểu phẫu bác sĩ bảo em bị dài cần tiến hành thêm 1 cuộc tiểu phẫu nữa để nới rộng, với giá 6 triệu đồng. Em chưa thanh toán với phòng khám (khoảng 15 ngày) và em cũng không lại phòng khám đóng khoản tiền còn lại cuộc tiểu phẩu đó tất cả bác sĩ đều nói có 1 cuộc tiểu phẫu thôi không phải 2, nói phòng khám làm vậy là đã phạm luật. Em muốn hỏi, em có phải thanh toán khoản tiền phẫu thuật lần 2 không? Và nếu không thanh toán thì em có phạm luật không? (Văn Hóa - Thái Nguyên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Vấn đề của bạn và phòng khám là giao dịch dân sự bình thường, nếu như bạn không trả tiền sau khi sử dụng dịch vụ của phòng khám phòng khám có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu bạn thanh toán các khoản tiền này theo thỏa thuận trước đó.

Trong trường hợp này bạn cần lưu ý, bạn chỉ phải tiến hành một ca phẫu thuật mà bác sĩ lại tiến hành hai ca để tính tiền hai lần, như vậy là bác sĩ đó đã đưa thông tin giả và có hành vi gian dối làm cho bạn tin tưởng vào thông tin đó để nhằm mục đích lấy tiền của bạn là 6 triệu đồng, hành vi này của ông bác sỹ có thể cấu thành nên tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Điều 139 Bộ luật hình sự quy định:"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.