Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình; b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại; c) Tranh chấp về lao động
Hỏi: Công ty Co là chủ sở hữu nhãn hiệu “Coca, hình” cho sản phẩm nước ga và các loại đồ uống không có cồn thuộc nhóm 32 tại Việt Nam từ năm 1995 và đã sử dụng nhãn hiệu này liên tục cho tới nay. Ngày 15/6/2012, Công ty Co phát hiện có cửa hàng A cung cấp dịch vụ vận chuyển đồ ăn nhanh có sử dụng dấu hiệu Co trên biển hiệu, hộp đựng đồ, phương tiện đi lại và các vật dụng khác của cửa hàng. Đề nghị Luật sư tư vấn cho Công ty Co phương án xử lý vụ việc trên để cửa hàng A chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu Cotrên tất cả các phương tiện kinh doanh? (Thanh Hương - Nha Trang)
Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
- Theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng thì nhãn hiệu “Coca, hình” của công ty đương nhiên là nhãn hiệu nổi tiếng. Như vậy, nhãn hiệu Coca khi được đánh giá, coi là nhãn hiệu nổi tiếng thì không cần đăng ký mà vẫn được pháp luật bảo hộ theo Điều 6BIS của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Mọi hành vi lợi dụng uy tín của nhãn hiệu “Coca, hình” để sản xuất, kinh doanh các sản phẩm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng được coi là hành vi đã xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của Coca .
- Tư vấn phương án xử lý vụ việc trên để cửa hàng A chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu Coca trên tất cả các phương tiện kinh doanh.
+Thứ nhất, công ty Coca có thể viết một bức thư khuyến cáo yêu cầu cửa hàng A chấm dứt hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu Coca.
+Thứ hai, công ty Coca Cola có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự thì tranh chấp giữa công ty Coca và cửa hàng A là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án.
"1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam; 2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; 3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự; 4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này; 5. Tranh chấp về thừa kế tài sản; 6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai; 8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật; 9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; 10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; 11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”
Mặt khác, Khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
"1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này."
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận