Luật sư tư vấn trách nhiệm hình sự...
Hỏi: Những trường hợp hành vi tuy có dấu hiệu phạm tội nhưng không được coi là tội phạm? (Thị Linh - Thanh Hóa)
Bộ luật hình sự quy định những hành vi thuộc khoản 4 Điều 8, Điều 11,điều 13,điều 15,Điều 16 tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể,thì không phải là tội phạm,người thực hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự
- Khoản 4 Điều 8() quy địnhNhững hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
- Điều 11Bộ luật hình sự quy định
Điều 11. Sự kiện bất ngờ
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.Theo quy định này sự kiện bất ngờ là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không cố ý hoặc vô ý,tức là không có lỗi,không đủ dấu hiệu của tội phạm..Vì vậy sự kiện bất ngờ không phải là tội phạm
-Khoản 1 Điều 13Bộ luật hình sự quy địnhvề tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau :
Điều 13Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
-Hành vi phòng vệ chính đáng được thừa nhận là hành vi hợp pháp và không phải chịu trách nhiệm hình sự.Khoản 1 Điều15 :
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
- Hành vi trong tình thế cấp thiết dù gây nguy hại cho xã hội nhưng cũng không phải là tội phạm
Điều 16. Tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
Như vậy chỉ người nào thực hiện những hành vi quythuộc khoản 4 Điều 8, Điều 11,điều 13,điều 15,Điều 16 tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưngkhông phải là tội phạm,người thực hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.Tuy nhiên trong Điều 15;Điều 16 cũng có những ngoại lệ đó là trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết.Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.(Khoản2 Điều 15) Khoản2 Điều 16:Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận