-->

Làm thế nào để được xây dựng nhà trên đất nông nghiệp?

Muốn xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp, trước tiên anh (chị) cần thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất (từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp), sau đó phải xin cấp phép xây dựng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Khách hàng Phạm Ngọc Ánh (Hà Nội) đề nghị Luật sư tư vấn về việc xây dựng nhà trên đất nông nghiệp.

Tóm tắt nội dung câu hỏi: Năm 2003, tôi mua một căn nhà cấp 4 được xây dựng trên đất nông nghiệp và ở cho tới nay. Xung quanh nhà tôi, nhiều gia đình khác đã mua đi bán lại thửa đất (nông nghiệp) xây dựng nhà ở. Đến nay, có nhà được cấp sổ đỏ đất ở, nhưng nhiều nhà vẫn chưa được cấp. Xin hỏi, nếu tôi. Xin hỏi, nay nhà tôi ở đã xuống cấp, tôi muốn xây lại thì có được không? Tôi sẵn sàng nộp phạt để được xây dựng?
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích.

Ngôi nhà anh (chị) mua xây trên đất nông nghiệp, theo quy định của pháp luật, gia đình anh (chị) chỉ được sử dụng mảnh đất để sản xuất nông nghiệp và không được xây dựng nhà ở, công trình kiên cố hoặc sử dụng vào mục đích khác.

Do đó, trong trường hợp gia đình anh (chị) muốn xây dựng nhà ở hoặc công trình phụ trên đất nông nghiệp, trước tiên phải làm hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất (từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp) và sau đó phải xin cấp phép xây dựng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ - CP của Chính phủ ngày 15/05/2014 như sau:

“1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định”.

Về việc xử phạt hành chính: khoản 7 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2013 quy định cá nhân, tổ chức có hành vi "xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng” sẽ bị phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng.

Vậy, anh (chị) lưu ý, nếu xây lại nhà trên thửa đất mà chưa được sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị xử phạt hành chính theo quy định; ngoài ra còn bị buộc phải khôi phục tình trạng của đất trước khi vi phạm, như tháo dỡ nhà, công trình… đã xây dựng trên đất hoặc bị thu hồi đất.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.