-->

Làm thế nào để đòi nợ tiền bán hàng?

Nếu những người nợ tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, bỏ trốn... nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi của người đó có dấu hiệu tội phạm (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản),

Hỏi:Tôi kinh doanh gach men, năm 2009 có 2 người chị (họ hàng xa bên chồng tôi) mua làm nhà và còn nợ gần 20 triệu đồng đến nay chưa trả mặc dù tôi có đến tận nhà để hỏi nhưng mãi không trả. Là người nhà nên lúc bán tôi ghi số nợ vào sổ nợ và có chữ kỹ của người nợ. Bây giờ tôi cũng không biết phải làm sao vì đòi quá nhiều lần mà không được. Đề nghị luật sư tư vấn 2 người chị họ tôi như vậy có vi phạm pháp luật không? Và nếu có thì họ phạm tội gì? Liệu rằng tôi có nên kiện ra tòa không. (Minh Hải - Sóc Sơn)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Hồng Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật dân sự Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Theo như tình huống mà anh/chị đã trình bày thì việc anh/chị cho 2 người chị nợ tiền, theo quy định của pháp luật dân sự thì giữa hai người đã hình thành hợp đồng vay tài sản.

Theo Điều 466 Bộ luật dân sự 2015, khi đến hạn, người vay tiền có nghĩa vụ trả lại cho chủ nợ số tiền đã vay (tiền gốc và tiền lãi - nếu có thỏa thuận).

Anh/chị đã đòi nhiều lần nhưng không thành và bên cạnh đó thì đã có căn cứ chứng minh được 2 người chị nợ tiền anh/chị (chính là chữ kí ghi trong sổ nợ). Do vậy việc thu hồi nợ sẽ tiến hành theo một trong 2 phương thức như sau:

- Nếu những người nợ tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, bỏ trốn... nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi của người đó có dấu hiệu tội phạm (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản). Trong trường hợp này, bạn cần làm đơn tố giác gửi cơ quan điều tra, đề nghị điều tra, xử lý người nợ tiền.Theo Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Nếu cơ quan điều tra xử lý người vay bằng biện pháp hình sự thì quá trình giải quyết vụ án sẽ giải quyết đồng thời việc bồi thường cho những người bị hại do hành vi phạm tội đó gây ra.

- Trường hợp những người nợ tiền không có dấu hiệu phạm tội, việc không trả được nợ đúng hạn là do các tác động khách quan khác..., anh/chị có quyền khởi kiện người vay ra tòa án (theo thủ tục tố tụng dân sự) đề nghị Tòa án xét xử buộc hai người chị của anh/chị trả lại tiền.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.