-->

Làm gì để không lọt tội phạm khi có tình tiết mới?

Nếu bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng khi phát hiện có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án anh (chị) có thể làm đơn đề nghị kháng nghị tái thẩm.

Hỏi: Cách đây hai năm bố tôi bị tòa tuyên án 15 tháng tù về tội tham ô tài sản. Khi xét xử bố tôi yêu cầu tòa án cho đối chất người đang giữ tiền nhưng bị tòa bỏ qua. Năm 2015, có tình tiết mới của vụ án là bố tôi đã cung cấp thêm cho cơ quan điều tra chứng cứ số tiền liên quan đến người khác và cơ quan điều tra kết luận là lãnh đạo đó vi phạm và họ nộp lại tiền không bị khởi tố do tuổi cao sức yếu. Hiện nay, bố tôi đã mất do bệnh hiểm nghèo. Giờ tôi phải làm sao để minh oan cho bố tôi và không bỏ lọt tội phạm? (Nguyễn Hoan - Hải Phòng)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003(BLTTHS 2003) quy định về tính chất của tái thẩm như sau:

"Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó".


Điều 291 BLTTHS 2003 quy định về những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là:
1. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;
2. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;
3. Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
4. Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật".

Như vậy,nếu bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng khi phát hiện có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó, anh (chị) có thể làm đơn đề nghị kháng nghị tái thẩm gửi Viện trưởng VKSND Tối cao hoặc Viện trưởng VKSND cấp cao nếu bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ để được xem xét.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.