-->

Không kịp có mặt trong vụ án gây thương tích có phạm tội gì không?

Anh (chị) không có mặt trong vụ án gây thương tích cho người khác nhưng anh (chị) đã có sự bàn bạc, thống nhất với những người khác, do đó anh (chị) phạm tội đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích.

Hỏi: Tôi và vài người bạn của tôi có bàn bạc và hẹn với nhau sẽ "xử" mấy thằng ngổ ngáo trong làng của tôi, hung khí cũng được cất giấu trong nhà của tôi. Nhưng lúc tôi đến điểm hẹn thì họ đã gây thương tích cho người khác rồi. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này không? (Pham Thái - Bắc Cạn)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Hùng - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Do anh (chị) không nói thời điểm anh (chị) thực hiện hành vi là thời điểm nào, khi đó anh (chị) bao nhiêu tuổi ... Nên tôi giả sử thời điểm thực hiện hành vi là năm 2015, khi đó anh (chị) trên 16 tuổi và trong tình trạng có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì:

Trong trường hợp này, Bộ luật hình sự có quy định Tội Cố ý gây thương tích:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; ..."

Và quy định về đồng phạm:

Điều 20. Đồng phạm

"1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm."

Do đó, trong trường hợp này, anh (chị) đã có bàn bạc cùng để chuẩn bị cho việc gây thương tích và có chuẩn bị hung khí cất ở nhà anh (chị). Điều đó thể hiện anh (chị) đã cố ý cùng với nhóm anh (chị) của mình lên kế hoạc chuẩn bị cho việc gây thương tích về cơ bản là đã thực hiện hành vi ở giai đoạn chuẩn bị và sau đó tuy không gặp nhau ở điểm hẹn, nhưng anh (chị) vẫn còn ý định cố ý muốn cùng thực hiện kế hoạch đã bàn bạc thì đến đây, anh (chị) đã đóng góp vai trò giúp sức về tinh thần cùng nhau thực hiện và giúp sức cất giữ hung khí cho nên anh (chị) có dấu hiệu đồng phạm với vai trò giúp sức về Tội cố ý gây thương tích.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.