Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và ...
Hỏi: Gia đình cháu có mua một lô đất mặt đường từ năm 2005 có giấy tờ chuyển nhượng và các thủ tục đầy đủ. Đến nay có đợt cấp sổ đỏ thì UBND xã không cấp sổ đỏ cho gia đình cháu do đối diện lô đất nhà cháu đang xây lại một di tích, có thể sẽ mở đường bên phía lô đất nhà cháu. Tuy nhiên, đến nay một số gia đình gần lô đất nhà cháu vì đã xây nhà hoặc vừa xây xong thì lại được cấp sổ đỏ. Cháu xin hỏi là trường hợp lô đất nhà cháu có được cấp sổ đỏ hay không? (Trần Thị Hà My - Thái Bình)
Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Trường hợp của bạn thì gia đình bạn mua lô đất từ năm 2005 có giấy tờ chuyển nhượng và các thủ tục đầy đủ, không biết rằng mảnh đất mà bạn nhận chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa?. Theo quy định tại điều 188 Bộ luật đất đai năm 2013 thì để có thể thục hiện chuyển nhượng dất giữa gia đình bạn và người kia thì phải đáp ứng các điều kiện:
"Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính".
Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho gia đình bạn thì người chuyển nhượng đó phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì gia đình bạn không thể nhận chuyển nhượng được vì chưa đủ điều kiện chuyển nhượng. Thủ tục chuyển nhượng đất bạn có thể tham khảo bài viết sau để xem thử gia đình bạn có làm đúng thủ tục hay không:
Nếu người chuyển nhượng đã có sổ đỏ thì sau khi bạn nhận chuyển nhượng và hoàn thành các thủ tục thì bạn chỉ cần thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ từ người bạn mua đất theo thủ tục sang tên sổ đỏ. Về thủ tục sang tên sổ đỏ, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Nếu mảnh đất đó không có sổ đỏ thì gia đình bạn có thể yêu cầu người chuyển nhượng hoàn thiện đầy đủ giấy tờ thì mới có thể thực hiện sang tên được. Về vấn đề bạn hỏi có phải phải xây nhà thì mới được cấp sổ đỏ không thì điều kiện để cấp sổ đỏ được quy định tại điều 188 Luật đất đai. Khi đáp ứng được các điều kiện đó thì có thể được xin cấp sổ đỏ chứ không phải phải xây nhà thì mới được cấp sổ đỏ.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận