Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Hỏi: Sau khi phỏng vấn xin việc tại 2 công ty khác nhau, tôi trúng tuyển một công ty và được hẹn là 3 ngày sau đến nhận việc và tôi cũng đã đồng ý. Tuy nhiên trong 3 ngày đó, tôi nhận được thông báo trúng tuyển ở công ty còn lại. Thấy lương công ty sau cao hơn công ty trước, tôi đồng ý đến làm việc ở công ty thông báo sau và quên không thông báo với công ty thông báo trước. Sang tuần công ty thông báo trước gửi đại diện đến nhà tôi làm việc và yêu cầu tôi phải chịu trách nhiệm với công ty họ trong khi chỉ mới thỏa thuận miệng, chưa có văn bản chính thức. Xin hỏi theo quy định của pháp luật tôi có bị phạt hay chịu trách nhiệm với công ty kia không? ( Thành Long-Kiên Giang)
Luật gia Đồng Quang Khải – Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Điều 16 Bộ luật Lao động quy định về hình thức hợp đồng lao động:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói”.
Do anh/chị không cung cấp thông tin cụ thể về hợp đồng miệng giữa 2 bên nên tôi sẽ chia ra 2 trường hợp để tư vấn cụ thể cho anh/chị:
- Trường hợp đó là công việc trên 3 tháng thì hợp đồng phải được ký bằng văn bản mới có hiệu lực nên trường hợp anh/chị và công ty chỉ thỏa thuận chưa ký hợp đồng thì hợp đồng lao động giữa anh/chị và công ty sẽ chưa được pháp luật công nhận và anh/chị chưa phải chịu trách nhiệm về hợp đồng này.
-Trường hợp hợp đồng giữa anh/chị và công ty thông báo trước chỉ là công việc tạm dưới 3 tháng thì thỏa thuận bằng miệng giữa anh/chị và công ty vẫn có hiệu lực và việc anh/chị không đến nhận việc và cũng không thông báo cho bên kia thì là anh/chị đã vi phạm hợp đồng và anh/chị sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại phát sinh đối với công ty khi anh/chị không đến nhận việc theo pháp luật về hợp đồng lao động.
Trong trường hợp này, phía công ty phải có chứng cứ chứng minh thỏa thuận miệng giữa anh/chị và công ty có tồn tại. Nếu bên công ty không chứng minh được thì anh/chị sẽ không phải chịu trách nhiệm gi.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Chi nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận