Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi ngoài các các điều kiện tại Luật Nuôi con nuôi còn phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú
Hỏi: Tôi hiện đang ở Mỹ được 3 năm. Chưa có Quốc tịch. Tôi có gia đình 2 bé 1 trai 1 gái, giờ muốn nhận cháu ruột 17 tuổi làm con nuôi theo diện con nuôi thực tế chưa đăng kí có được không. Nói thêm là Tôi chung hộ khẩu với cha mẹ ruột và bé. Chỉ mới tách khẩu khoảng 7 năm. Và khi Tôi có quốc tịch có thể bảo lãnh con nuôi sang định cư được không? Có cần giới hạn tuổi sau khi đã đươc nhận làm con nuôi không? (Nguyễn Đức - Bắc Ninh)
Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì "người được nhận nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi.Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi".
Điều 14 LNCN quy định người nhận con nuôi phải thỏa mãn các điều kiện sau: "a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;d) Có tư cách đạo đức tốt".
Như vậy, do đây là cháu ruột của chị nên mặc dù cháu chị đã 17 tuổi nhưng vẫn thuộc trường hợp được nhận làm con nuôi.Đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý. Về nguyên tắc, việc nuôi con nuôi không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không có giá trị pháp lý, các bên không được công nhận có quan hệ cha mẹ và con trước pháp luật.Để cháu chị trở thành con nuôi hợp pháp thì chị phải tiến hành thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi ngoài các các điều kiện nêu trên còn phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú.Sau khi có quốc tịch Mỹ, để bảo lãnh con nuôi sang Mỹ định cư thì chị và cả người được nhận nuôi phải đáp ứng được điều kiện để bão lãnh theo diện con nuôi theo quy định của luật di trú Mỹ.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận