Hồ sơ lập dự án đầu tư phải chuẩn bị như thế nào?
Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư - Thủ tục đầu tiên nhà đầu tư phải tiến hành trong thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam. Thông qua việc so sánh quy trình thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong khu công việc và việc mở công ty vốn nước ngoài ngoài khu công nghiệp luật sư sẽ giúp các bạn nắm được các bước thành lập công ty vốn nước ngoài theo quy định mới nhất.
Từ 01/07/2015 công ty vốn nước ngoài hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đồng thời là giấy chứng nhận mã số thuế) và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được tiến hành giống như công ty trong nước chỉ khác ở chỗ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải xuất trình bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan quản lý đầu tư cấp. Bài viết này tập chung hướng dẫn nhà đầu tư thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố có thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư cho công ty vốn nước ngoài.
- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án triển khai ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Ban quản lý các khu công nghiệp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án triển khai trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
Thông thường ít người hiểu và biết về quyết định chủ trương đầu tư, đây là bước khó nhất trong thủ tục thành lập công ty áp dụng cho trường hợp nhà đầu tư xin thuê đất trực tiếp của tỉnh, thành phố để triển khai dự án.
Quy trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Bước 1: Nhà đầu tư liên hệ bộ phận một cửa của Sở kế hoạch đầu tư/ BQL các khu công nghiệp (Sau đây gọi tắt là Cơ quan QLĐT) để nộp hồ sơ. Danh mục hồ sơ đã được quy định rất rõ trong nghị định 118/2015/NĐ-CP với các biểu mẫu sử dụng ban hành tại thông tư 16/2015/TT-BKHĐT.
Bước 2: Xin ý kiến chấp thuận của các cơ quan liên quan nếu có
- Công ty nước ngoài thực hiện quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa phải xin chấp thuận của Bộ công thương.
- Công ty sản xuất đăng ký sử dụng máy móc cũ phải xin chấp thuận của UBND tỉnh, thành phố.
- Công ty logistic và dịch vụ vận chuyển phải xin chấp thuận của Bộ giao thông vận tải.
Bước 3: Sau khi nhận được ý kiến chấp thuận của các cơ quan liên quan cơ quan QLĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp.Nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư doanh nghiệp liên hệ Phòng đăng ký kinh doanh để hoàn tất thủ tục thành lập công ty nước ngoài đang triển khai.
Vướng mắc thường gặp trong thủ tục thành lập công ty nước ngoài
Vướng mắc chủ yếu thường đến từ việc nhà đầu tư không giải trình đủ các nội dung cần đáp ứng trong bản đề xuất dự án đầu tư (Mẫu I-3, I-4) đặc biệt là đối với các dự án sản xuất phải giải trình về máy móc, quy trình sản xuất, kinh tế kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường.
Vướng mắc tiếp theo luật sư nhận thấy đó là việc nhà đầu tư phải xuất trình các tài liệu về địa điểm triển khai dự án và giấy tờ chứng minh năng lực tài chính. Đây là các nội dung không nêu rõ trong nghị định 118/2015/NĐ-CP.
Vướng mắc thứ ba thường đến từ việc thành lập công ty có nhà đầu tư là pháp nhân nước ngoài. Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự của pháp nhân nước ngoài có nội dung chưa đủ so với luật doanh nghiệp 2014. Ví dụ: Các công ty nước ngoài thường chỉ cung cấp biên bản họp của ban giám đốc về việc đầu tư tại Việt Nam tuy nhiên theo luật doanh nghiệp thì tổ chức đầu tư phải ra quyết định/ nghị quyết có đủ các nội dung dự kiến đầu tư.
Bình luận