-->

Hồ sơ giám định suy giảm khả năng lao động?

Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với người có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Hỏi: Tôi đang làm nhân viên giao hàng cho công ty X được 3 năm từ năm 2012 tại TP.HCM ngày 12/8/2015 trong quá trình đi giao hàng về tôi có bị tai nạn giao thông dẫn đến bị gãy hai xương sườn. Tôi đã được đưa đi cấp cứu và tiến hành mổ, vết thương cũng đã lành. Trong quá trình đi làm tôi cũng đã đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Vậy cho tôi hỏi Luật sư với trường hợp của tôi, tôi sẽ được hưởng những quyền lời gì? Tôi được biết trường hợp của tôi phải đi giám định tỉ lệ suy giảm khả năng lao động thì trình tự thủ tục thực hiện như thế nào? (Nguyễn Nhật Trọng - Tuyên Quang)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 42, 43 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định như sau: " Điều 42. Trợ cấp một lần: 1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. 2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung; b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị”. “Điều 43. Trợ cấp hằng tháng: 1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. 2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung; b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị".

Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như sau: "1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. 2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị. 3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này".

Như vậy đối với trường hợp của anh (chị) thì người lao động ( tức là công ty của anh (chị)) phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không năm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả, được trả đầy đủ tiền lương. Và tùy theo khả năng suy giảm khả năng lao động mà anh (chị) sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc trợ cấp hàng tháng.

Khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2010 quy định cụ thể như sau: "Điều 5. Hồ sơ giám định lần đầu: 1. Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động: a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông; c) Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế (bản sao). d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động. Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại điểm b, c, d Khoản 1, điều này để Hội đồng GĐYK đối chiếu".

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.