-->

Giá trị pháp lý và thủ tục lập vi bằng khi mua bán đất đai

Khi thực hiện mua bán sẽ lập vi bằng hợp đồng trong việc mua bán nhà đất, việc lập vi bằng có giá trị pháp lý như thế nào khi xảy ra tranh chấp? Lập vi bằng được tiến hành như thế nào là đúng trình tự để có giá trị pháp lý?

Hỏi: Tôi đang muốn mua một mảnh đất ở khu công nghiệp Bình Dương nhưng hiện chủ đất chưa được chủ đầu tư cấp sổ hồng. Do vậy sẽ không lập được hợp đồng công chứng khi mua bán. Khi thực hiện mua bán sẽ lập vi bằng hợp đồng trong việc mua bán nhà đất.Xin hỏi việc lập vi bằng này có giá trị pháp lý như thế nào khi xảy ra tranh chấp? Lập vi bằng được tiến hành như thế nào là đúng trình tự để có giátrị pháp lý? Quy định thế nào? Trong quá trình lập vi bằng thì phải lập hợp đồng và tiến hành các hoạt động giao dịch như thế nào để có giá trị pháp lý cao nhất trong khi xảy ra tranh chấp? (Trần Bình - Bình Dương).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:


Tại Điều 7 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thí điểm Thừa phát lại có quy định về giá trị pháp lý của vi bằng như sau:“Điều 7. Giá trị pháp lý của vi bằng:Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ đểTòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ đểthực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng”.

Như vậy, khi xảy ra tranh chấp thì vi bằng sẽ được coi là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét.

Về thủ tục lập vi bằng thì căn cứ vào Điều 26, Nghị định 61/2009/NĐ-CP và điểm 9 điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP như sau:

+ Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.

+ Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực.

+ Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

+ Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản đăng ký và lưu giữ tại Sở Tư pháp tỉnh, 01 bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

+ Trong trường hợp không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định tại khoản 4 Điều 26 của Nghị định này. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

+ Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.

Trong quá trình lập vi bằng thì người yêu cầu lập vi bằng phải tiến hành các thủ tục vàgiao dịch sau:

+ Đầu tiên, người có yêu cầu lập vi bằng điền nội dung yêu cầu lập vi bằng vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng (theo mẫu). Thư ký nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của nội dung yêu cầu lập vi bằng và trình Thừa phát lại quyết định. Thư ký nghiệp vụ đề nghị người có yêu cầu lập vi bằng điền vào Phiếu cung cấp thông tin (theo mẫu) những thông tin cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng.

+ Tiếp theo là đến thỏa thuận lập vi bằng, người có yêu cầu lập vi bằng và Văn phòng Thừa phát lại tiến hành ký vào phiếu thỏa thuận lập vi bằng (theo mẫu), trong đó xác định: nội dung cần lập vi bằng, thời gian, địa điểm lập vi bằng, chi phí lập vi bằng… đồng thời tiến hành tạm ứng chi phí lập vi bằng. Phiếu thỏa thuận này sẽ được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

+ Thứ ba là tiến hành lập vi bằng. Việc tiến hành lập vi bằng sẽ được tiến hành theo thủ tục như trên. Thừa phát lại sẽ mô tả cụ thể sự kiện, hành vi cần ghi nhận; tiến hành đo đạc, chụp ảnh, quay phim… trung thực, khách quan trong vi bằng. Trước khi ký vào vi bằng, Thừa phát lại tự mình kiểm tra lại giấy tờ tùy thân của khách hàng, người bị lập vi bằng, người làm chứng… và yêu cầu những người tham gia, chứng kiến, người có hành vi bị lập vi bằng ký tên vào vi bằng. Vi bằng được đóng số theo thứ tự thời gian, ghi vào sổ theo dõi vi bằng và được lập thành 03 bản chính.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.