Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;...
Hỏi: Tôi tham gia BHXH từ 04/2016 đến tháng 10/2016 tổng được 7 tháng. 26/10/2016 tôi sinh con. Khi sinh con đi làm lại tôi bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động và nói không được hưởng chế độ thai sản vì theo luật của công ty là phải đóng bảo hiểm xâ hội (BHXH) 1 năm trở lên mới được hưởng. Hiện tại tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty, vậy xin hỏi luật sư là bây giờ (tháng 10/2016) tôi làm thủ tục BHXH thì có được hưởng chế độ thai sản như trong luật không? (Thanh Hương - Hưng Yên)Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn tham gia BHXH được bảy tháng và sau khi quay trở lại công ty làm việc thì bạn bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau :
"Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Lao động nữ mang thai;b) Lao động nữ sinh con;c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi"
Như vậy nếu bạn mới chỉ tham gia BHXH được 7 tháng thì bạn sẽ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản vì điều kiện hưởng chế độ này là bạn phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con. Mặc dù ở đây bạn đã đóng đủ 6 tháng Bảo hiểm xã hội nhưng thời gian bạn tham gia bảo hiểm lại chưa đủ 12 tháng trước khi sinh con, do vậy bạn không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
Đối với việc công ty chấm dứt hợp đồng với bạn sau khi bạn nghỉ sinh quay trở lại làm việc là trái quy định của Bộ Luật lao động năm 2012. Do đó bạn có thể yêu cầu công ty nhận bạn lại làm việc. Về nghĩa vụ của công ty khi đơn phương chấm dứt hợp đồng pháp luật trái pháp luật thì bạn tham khảo quy định tại Điều 42 Bộ Luật lao động:
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước”.
Trong trường hợp người lao động không thực hiện nghĩa vụ trên thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận