Tôi vừa biết được toàn bộ tài sản của bà gồm có một căn nhà ở do tôi cùng bà xây dựng, 9000m2 đất bà đều thừa kế lại cho cháu bà là Nguyễn Thị Xuân Hương. Theo luật sư thì tôi có được hưởng lợi ích gì từ những công sức mình bỏ ra không?
Hỏi:Tôi năm nay 51 tuổi từ lúc sinh ra tôi được bà Nguyễn Thị Nhung mang về nuôi dưỡng, bà không có con ruột. Hai mẹ con ở với nhau từ năm tôi 14 tuổi, tôi đã lao động nặng nhọc cùng bà để xây dựng gia đình, tạo dựng từ nhà lá lên nhà tường.Nhưng rồi biến cố đã xảy ra,bà theo lời anh em trong gia đình đuổi tôi ra khỏi nhà. Năm tôi bước ra đi là năm 30 tuổi vì đã có gia đình riêng. Trong thời gian ở riêng tôi vẫn luôn quan tâm đến bà thường hay tới lui để chăm sóc bà. Trong sổ hộ khẩu của bà là chủ hộ còn có tên hai người cháu: Nguyễn Thị Xuân Hương và Nguyễn Xuân Vinh là con của cậu Út tức em của bà. Đến nay,cháu của bà là Hương đã có gia đình và dọn sang nhà bà ở. Tôi vừa biết được toàn bộ tài sản của bà gồm có một căn nhà ở do tôi cùng bà xây dựng, 9000m2 đất bà đều thừa kế lại cho cháu bà là Nguyễn Thị Xuân Hương. Theo luật sư thì tôi có được hưởng lợi ích gì từ những công sức mình bỏ ra không? (Văn Phương - Phú Thọ)
Theo nhưthư bạn trình bày, bạn đã lao động vất vả đểcùng với mẹ nuôi tạo dựng nên tài sản là ngôi nhà hiện tại, do vậy, ngôi nhà này được xác định là sở hữu hung của bạn và mẹ nuôi. Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
"Điều 214. Sở hữu chung
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.
Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.
Điều 217. Sở hữu chung hợp nhất
1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
Điều 223. Định đoạt tài sản chung
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.
Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại".
Căn cứ vào các quy định trên thì nếu nhưmẹ nuôi muốn để thừa kế lại ngôi nhà (cùng với diện tích đất là tài sản riêng) cho cháu thì phải có sự đồng ý của bạn. Bởi lẽ bạn là chủ sở hữu chung đối với ngôi nhà nên có quyền định đoạt đối với ngôi nhà. Nếu bạn không đồng ý để lai thừa kế ngôi nhà cho cháu thì có thể yêu cầu phân chia tài sản chung. Điều 224, bộ luật dân sự quy định: "Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia". Như vậy, bạn có thể yêu cầu mẹ nuôi thanh toán bằng tiền đối với 1/2 giá trị ngôi nhà là tài sản chung.
Việc phân chia tài sản chung trước hết phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên. Nếu các bên phát sinh tranh chấp và không thể phân chia thì có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại bộ luật tố tung dân sự 2004. Hơn nữa, để thực hiện thủ tục khởi kiện bạn cần cung cấp cho Tòa án những tài liệu, giấy tờ chứng minh đây là khối tài cản chung do bạn và mẹ nuôi của bạn cùng tạo lập.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận