-->

Đòi lại quyền sử dụng đất được hưởng thừa kế như thế nào?

Luật sư tư vấn về việc đòi lại quyền sử dụng đất được hưởng thừa kế...

Hỏi: Mảnh đất hiện tại cháu đang ở có diện tích 1240 m2. Đất thuộc sở hữu của 2 cụ ông và cụ bà cháu. Hai cụ có 3 người con, 2 trai 1 gái. Một người con trai tức ông bác cháu đã bỏ vào miền Nam sống từ lâu, một là ông nội cháu, và người con gái tức bà bác cháu lấy chồng làng bên.Ông nội cháu chết cùng ngày với cụ bà đã từ lâu, cháu khôngrõchết năm nào. Nhiều năm sau đó thì cụ ông mất, sau đó thì bố cháu cũng mất năm 1997, hiện cháu đang ở cùng mẹ cháu trên mảnh đất này. Năm 2005 cô cháu cùng chồng con chuyển từ Thái Nguyên về ở trên mảnh đất nhà cháu, lúc đầu xin 150 m2 đất để ở,từ đó bà nội cháu chuyển sang sống cùng cô cháu (tức con gái bà). Nay cháu mới biết bà nội cháu đã âm thầm tách khẩu riêng 1 mình bà và âm thầm làm sổ đỏ tên bà vào năm 2006 đến năm 2010 bà âm thầm chia cho cô 470m2 đất. Cháu có kể cho bà bác cháubiết chuyện,bà bác cháu muốn kiện bà nội cháu và cô cháu âm thầm chiếm tài sản mà bà bác đãng nhẽ đượchưởng thì có được không? Bà nội cháu làm thế là sai hay đúng? Có thểkiện được không ạ? Nếu không kiện sau này bà cháu mất thì phần đất còn lại đang đứng tên bà cháu sẽ thuộc về ai? Liệu mẹ con cháu có được chia đất không? (Trần Ngọc - Hưng Yên)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về việc bà bác bạn kiện bà nội do chiếm tài sản mà bác bác đáng nhẽ được hưởng thì chúng tôi xác định cụ thể như sau: Bà bác bạn xác định mình có quyền hưởng thừa kế một phần mảng đất đó từ cụ tuy nhiên chưa nhận và bàn giao đất được hưởng thừa kế đóvà hiện nay, nếu như bà nội bạn cho con gái đất thì có thể ảnh hưởng đến mảnh đất bà bác bạn được thừa kế. Do bạn không đề cập nên chúng tôi xác định cụ bạn không để lại di chúc, như vậy khi cụ bạn mất đi mảnh đất sẽ được chia theo quy định của pháp luật, bà bác bạn, ông nội và ông bác đều là những người được hưởng thừa kế theo pháp luật và được hưởng 1/3 mảnh đất đó. Hiện nay gia đình bạn là gia đình quản lý di sản nên phải có nghĩa vụ quy định tại điều 639, Bộ luật Dân sự 2005:

"1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:

a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

c) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

d) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác;

b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

c) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

d) Giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế".

Như vậy, bà nội bạn hiện là người quản lý di sản của bà bác bạn và ông bác bạn phải có trách nhiệm giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế. Bà bác bạn có thể kiện bà bạn về việc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý di sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu như sau khi yêu cầu bà nội giao đất được thừa kế mà bà bạn không thực hiện.

Về quyền của gia đình bạn, ông nội đã mất đi nên gia đình có thể yêu cầu chia di sản của ông - trong đó sẽ gồm 1/2 phần mảnh đất ông nội được nhận thừa kế từ cụ ngoại. Như vậy mẹ và bạn sẽ được hưởng một phần mảnh đất đó mà không lo bị bà bạn đuổi đi, vì bà bạn chỉ có quyền với số đất thuộc vào tài sản của bà sau khi ông mất. Bạn sẽ được hưởng phần di sản theo trường hợp thừa kế thế vị theo phần thừa kế của bố bạn.

Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

Điều 677Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về thừa kế thế vị như sau:

"Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống".

Khi bà mất, di sản sẽ được chia theo di chúc (nếu có) hoặc chia theo pháp luật. Trường hợp chia theo pháp luật thì gia đình bạn cũng sẽ được thừa kế phần đất của bà, trường hợp chia theo di chúc thì di chúc phải đảm bảo tính hợp pháp

Điều 652Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về di chúc hợp pháp như sau:

"1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực".

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.