Điều trị bệnh lao màng phổi, có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Hỏi: Tôi là con thương binh hạng 4/4 và đã có một người anh tham gia nghĩa vụ quân sự. Tôi đã từng bị và điều trị bệnh lao màng phổi (đã điều trị xong). Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa không? (Đặng Nguyên - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Xuân Bình - Tổ tư vấn pháp luật Hành chính Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ theo kết quả phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật kèm theo Thông tư liê tịch số 36/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, như sau:

84

Bệnh lao phổi:

- Nghi lao phổi (có hội chứng nhiễm độc lao, có tiền sử tiếp xúc và tiền sử lao)

4T

- Khái huyết do lao

5T

- Lao phổi nhẹ mới mắc (lao thâm nhiễm, lao huyệt BK âm tính (-) trong đờm bằng soi trực tiếp, không có hang lao)

5T

- Lao phổi mới mắc nhưng có BK (+) trong đờm bằng soi trực tiếp, có hang lao

6

- Lao phổi đã điều trị ổn định và khỏi được trên 3 năm, nếu:


+ Trước đây không có hang, hiện tại X-quang phổi bình thường, BK (-), sức khỏe không bị ảnh hưởng

4

+ Hiện nay có biến chứng lao, xơ phổi, suy hô hấp mạn tính, tâm phế mạn tính, giãn phế quản

6

Căn cứ khoản 3 Điều 4Thông tư số 167/2010/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về tiêu chuẩn tuyển quân như sau: “Tiêu chuẩn sức khỏe: a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung. c) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội".

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên và đối chiếu bảng kết quả thì anh bị bệnh lao phổi đã điều trị xong nhưng có thểvẫn thuộc sức khỏe loại 4. Trong khi đó, sức khỏe loại1, 2, 3 mới đủ tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự. Sức khỏe loại 4 cóthể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng. Nếu anh có nhu cầu thì có thể làm đơn tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện gửi Ban chỉ huy quân sự cấp xã/ phường để được xem xét.

Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, trường hợp được tạm hoãn nhập ngũ bao gồm có: “c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;”. Như vậy, rất có khả năng, anh sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.