-->

Điều kiện để được nâng bậc lương thường xuyên?

Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương...

Hỏi: Ngày 1/9/2012, tôi bắt đầu làm việc hợp đồng tại Đơn vị sự nghiệp công lập A và có đóng BHXH đầy đủ từ thời điểm 1/9/2012 cho đến 1/7/2015. Đến năm 2015 Sở nội vụ tỉnh có tổ chức tuyển viên chức đơn vị sự nghiệp công lập, tôi có tham gia dự thi vào đúng đơn vị sự nghiệp công lập A và đúng vào vị trí việc làm tôi đang làm tại đó và đã trúng tuyển. Xin cho hỏi: thời gian nâng lương của tôi tính từ ngày có quyết định trúng tuyển viên chức hay tính từ thời gian bắt đầu đóng BHXH trước khi tôi trúng tuyển (trừ đi 12 tháng tập sự) là đến 1/9/2016 tôi được nâng lương lên 2,67 (hiện tại lương tôi đang 2,34 - đại học) tôi hiểu vậy có đúng không? Quy định pháp luật thế nào? (Nguyễn Văn Luyện - Thái Nguyên)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 2 của Thông tư 08/2013/TT-BNV thì: “Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau: 1.Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh: a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên: Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương; Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương; Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương”.


Do đó, anh (chị) cần phải có đủ thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh theo quy định tại một trong 3 trường hợp trên thì anh (chị) mới được bước đầu xét nâng bậc lương thường xuyên. Thời gian bắt đầu tính tại thời điểm mà quyết định trúng tuyển của anh (chị) có hiệu lực, tại thời điểm đó, anh (chị) mới chính thức là viên chức theo ngạch hoặc theo chức danh chứ không thể tính từ thời điểm anh (chị) đóng BHXH. Như vậy, trường hợp này, trước hết anh (chị) không đủ thời gian một trong 3 trường hợp trên nên anh (chị) chưa được xét nâng bậc lương.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.